Hiệu quả mô hình chăn nuôi thâm canh, vỗ béo bò thịt (giống bò lai) gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Chăn nuôi bò vỗ béo không phải xa lạ với người dân xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn nhưng chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ. Sau khi mô hình chăn nuôi thâm canh, vỗ béo bò thịt (giống bò lai) gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn triển khai thành công tại địa phương đã khuyến khích người dân mạnh dạn phát triển nghề.

Mô hình được triển khai với quy mô 56 con bò; 16 hộ tham gia. Bò được đưa vào vỗ béo là giống bò lai. Để mô hình triển khai có hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp cùng UBND xã Bằng Vân tiến hành chọn điểm, chọn hộ có đủ điều kiện tham gia mô hình. Đồng thời đã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vỗ béo bò thịt cho các hộ trong và ngoài mô hình. Qua đó, người dân nắm vững được quy trình nuôi bò thịt vỗ béo và lợi ích kinh tế mang lại nên rất phất khởi và nhiệt tình tham gia mô hình.

Mô hình chăn nuôi thâm canh, vỗ béo bò thịt (giống bò lai) gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 70% kinh phí mua thức ăn hỗn hợp (giai đoạn vỗ béo) theo định mức, thuốc thú y, hóa chất sát trùng; hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật và tổ chức hội thảo tổng kết mô hình có sự tham gia của người dân.

Trong quá trình triển khai mô hình, các hộ tham gia được cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn thực hiện theo đúng các biện pháp kỹ thuật của mô hình đề ra, ghi chép đầy đủ số liệu theo dõi để đánh giá khả năng tăng trọng của bò qua từng tháng.

Sau 3 tháng nuôi vỗ béo từ giữa tháng 5 cho đến giữa tháng 8/2022, đàn bò khỏe mạnh, phát triển tốt, tăng trọng bình quân của đàn bò đạt 1kg/con/ngày. Đàn bò không bị dịch bệnh, trừ hết tất cả các chi phí, mỗi con bò lãi khoảng 2,5 triệu đồng.

Bò vỗ béo của hộ dân tham gia mô hình.

Mô hình thành công đã góp phần thay đổi tư duy chăn nuôi của người dân: Từ phương thức chăn thả và bán chăn thả với các giống bò địa phương tầm vóc nhỏ và mức độ tăng trọng thấp sang phương thức chăn nuôi thâm canh, trồng cỏ nuôi nhốt hoàn toàn với các giống bò cao sản có năng suất cao. Tăng thêm thu nhập, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, làm cơ sở cho bà con trong vùng học tập và nhân rộng./.

Hoàng Thị Yến

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000834
Hôm nay : 72
Trong tháng : 2546
Trong năm : 8922
Tổng : 39536
Skip to content