Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn.
Thời tiết hiện nay rất thuận lợi cho bệnh sương mai và héo xanh phát sinh và lây lan nhanh.
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh sương mai và bệnh héo xanh gây ra, bà con cần chú ý:
– Xử lý đất bằng vôi bột hoặc Trichoderma, thu gom và tiêu hủy các tàn dư thực vật trước khi gieo trồng. Tạo rãnh thoát nước tránh bị ngập úng trong mùa mưa.
– Có thể hòa Trichoderma vào nước để tưới gốc.
– Bón phân theo nguyên tắc “5 đúng và 1 cân đối” để cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức đề kháng.
1.Bệnh sương mai
– Nguyên nhân gây hại: Do nấm gây ra.
– Nhận biết và tác hại: Trên lá, ban đầu vết bệnh là những đốm hình đa giác hơi vàng, nằm rải rác hoặc nằm dọc các gân lá. Sau đó vết bệnh chuyển dần sang màu nâu nhạt, xám bạc. Bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng làm cho lá bị vàng, khô cháy và rụng sớm. Gặp mưa hoặc sương mù nhiều tạo ẩm ướt, chỗ bị bệnh có thể bị thối nhũn. Bệnh có thể lây lan sang cả thân, cành hoa và quả.

Bệnh sương mai hại cây bí xanh.

– Điều kiện phát sinh, phát triển: Điều kiện thời tiết âm u, ít nắng, nhiệt độ khoảng 15-20oC thích hợp cho bệnh phát sinh, phát triển, mưa hoặc sương mù nhiều bệnh sẽ lây lan rất nhanh.
– Biện pháp quản lý:
+ Ngắt bỏ và tiêu huỷ lá già, lá bị bệnh để hạn chế bệnh lây lan.
+ Phun ướt đều cả 2 mặt lá để phòng, trừ bệnh bằng một trong các loại thuốc như: Ridomil Gold 68WP, Insuran 50WG, Aliette 800WG…
2. Bệnh héo xanh
– Nguyên nhân gây hại: Do vi khuẩn gây ra.
– Nhận biết và tác hại: Cây đang sinh trưởng bình thường thì đột ngột bị héo rũ trong khi các lá vẫn còn xanh. Ban ngày khi trời nắng cây héo, ban đêm cây xanh lại, sau 2-3 ngày cây không hồi phục nữa và chết. Cắt ngang gốc thân cây bị bệnh, ấn mạnh vào chỗ gần mặt cắt sẽ thấy chất dịch vi khuẩn màu trắng đục chảy ra.

Bệnh héo xanh hại cây bí xanh.

– Điều kiện phát sinh, phát triển: Bệnh phát sinh, phát triển nhanh khi thời tiết nóng ấm (nhiệt độ 25 – 37oC), nền đất ẩm ướt, thoát nước kém.
– Biện pháp quản lý:
+ Bón phân cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ, phân hoai mục và bón vôi.
+ Khi bị bệnh: Nhổ bỏ, tiêu hủy cây bị bệnh, đồng thời phun một trong các loại thuốc trừ vi khuẩn sau để hạn chế lây lan: Bonny 4SL, Staner 20WP, Kasuran 47WP, Kasumin 2SL,…
Ngoài ra, chú ý phòng trừ bệnh thán thư, khảm lá, bọ dưa, ruồi vàng…
Lưu ý: Phun thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc và tuân thủ “kỹ thuật 4 đúng”./.

                                                                                                                       Phạm Thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000837
Hôm nay : 51
Trong tháng : 2746
Trong năm : 9122
Tổng : 39736
Skip to content