Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến 4-5 lá. Để cây ngô giai đoạn này sinh trưởng và phát triển tốt bà con cần chú ý:

– Bón lót trước khi trồng, lượng phân tính cho cho 1.000 m2: Phân hữu cơ 800-1.000 kg (đã ủ hoai mục), phân lân 45-50 kg.

– Bón thúc lần 1: Khi cây có 3 – 4 lá, kết hợp làm cỏ, vun gốc, lượng phân bón tính cho 1.000 m2: 8 – 10 kg đạm + 4 – 6 kg kali clorua.

Vun gốc, bón phân thúc lần 1 khi ngô được 3-4 lá.

– Chú ý phòng trừ: Sâu xám, sâu keo mùa thu, bệnh đỏ huyết dụ, bệnh sương mai…

* Biện pháp phòng trừ

– Sâu xám:

+ Giai đoạn sâu non: Bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu. Xới đất, rắc vôi bột hoặc nấm xanh Metarhizium, chế phẩm Bacillus khu vực sâu gây hại.

+ Giai đoạn trưởng thành: Dùng bẫy bả chua ngọt để bẫy trưởng thành. Cách làm bẫy bả chua ngọt: Trộn hỗn hợp gồm 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước. Cho vào trong bình đậy kín sau 3 – 4 ngày thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay bùi nhùi rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào bả cắm trên bờ ruộng. Bướm trưởng thành sẽ bay vào ăn bả chua ngọt và bị chết. Cứ 2 – 3 ngày nhúng bả lại 1 lần.

– Sâu keo mùa thu: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời. Bắt sâu bằng tay, ngắt bỏ ổ trứng đưa ra khỏi ruộng để tiêu hủy, khi mật độ sâu cao sử dụng một trong các loại thuốc như: Lufen extra 100 EC, Enasin 32WP, Ratoin 5WG, Karuba WP, Bitadin WP…. để phun trừ; phun theo hàng, ướt đều cả hai mặt lá và nách lá.

Cây ngô bị Sâu keo mùa thu gây hại.

– Bệnh sương mai: Khi cây chớm biểu hiện bệnh như ngọn hơi chùn lại thì phun một trong các loại thuốc Ridomil Gold 68WG, Amistar Top 325SC. Nếu cây đã bị xoắn đọt và nghiêng về một phía thì không thể phòng trừ nữa, cần tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy để giảm sự lây lan của nguồn bệnh.

Cây ngô bị bệnh sương mai gây hại

Lưu ý: Phun thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc và tuân thủ “kỹ thuật 4 đúng”./.

Phạm Thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000837
Hôm nay : 52
Trong tháng : 2747
Trong năm : 9123
Tổng : 39737
Skip to content