Phòng chống bệnh nghẹt rễ hại lúa xuân

Lúa xuân mới cấy thường bị bệnh nghẹt rễ. Bệnh nghẹt rễ là bệnh sinh lý, không lây lan nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây lúa và làm giảm năng suất nếu không được khắc phục kịp thời. Khi bệnh mới phát sinh ngọn lá úa vàng, đầu lá khô đỏ, trên lá thường xuất hiện những vết đốm màu nâu, biểu hiện trên lá già trước. Bệnh nặng, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh kém, bộ rễ thối đen có mùi tanh hôi, ít rễ trắng, ruộng lúa sẽ bị chết từng chòm, có khi chết cả ruộng.

Bộ rễ của khóm lúa bị bệnh nghẹt rễ (rễ đen).

Nguyên nhân chính là do đất thiếu oxi, gây tình trạng yếm khí. Hiện tượng này thường xảy ra khi bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục, đất ruộng có thành phần cơ giới nặng, đất không được phơi ải, đất ngập nước thường xuyên,… Khi đó trong đất tích tụ nhiều khí độc như mêtan (CH4), khí Sunfuahydro (H2S) và một số loại đất có “váng màu gạch cua” tồn tại các ion Fe+2; AL+3 di động.

Để phòng và khắc phục bệnh nghẹt rễ, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, bà con nông dân cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như sau:

Tiến hành làm đất kỹ, bón lót vôi bột từ 40 – 50 kg/1000m2 khi cày ải, bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục 800 – 1.000 kg/1000m2, phân lân 40 – 50 kg/1000m2 khi bừa cấy nhằm giảm độ chua trong đất.

Áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI): Cấy khi cây mạ được 2 – 3 lá, cấy nông tay, thẳng hàng; cấy 1 – 2 dảnh/khóm, mật độ 25 – 30 khóm/m2 đối với lúa lai và mật độ 30 – 35 khóm/m2 đối với lúa thuần; duy trì 2-3cm nước trong ruộng nhằm chống rét cho lúa để hạn chế bệnh nghẹt rễ; tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ sớm khi thời tiết ấm; không cấy và bón thúc đẻ nhánh vào những ngày trời rét, nhiệt độ dưới 150C.

Cấy theo kỹ thuật SRI – giúp phòng bệnh nghẹt rễ hiệu quả.

Khi phát hiện ruộng bị bệnh nghẹt rễ thì bà con khẩn trương cho thêm nước vào ruộng, sục bùn để giải phóng bớt khí độc trong đất, nhất là vùng rễ cây lúa; sau đó tháo kiệt nước phơi ruộng 2-3 ngày, bón vôi bột 40 – 50 kg/1000m2. Nếu ruộng bị bệnh nặng thì sử dụng thuốc Antracol 70WP phun theo hướng dẫn trên bao bì. Tuyệt đối không bón phân đạm trong thời kỳ này.

Sục bùn để giải phóng khí độc trong đất.

Sau khi xử lý từ 5 – 7 ngày, tiến hành kiểm tra nếu thấy cây lúa ra rễ trắng mới và ra thêm lá mới thì bà con có thể sử dụng các loại phân bón qua lá như Thiên Nông, Đầu Trâu hoặc KOMIC để phun, giúp cây lúa nhanh hồi phục.

 Lưu ý: Trên những diện tích bị nặng và có nấm bệnh gây hiện tượng thối thân, thối bẹ nên sử dụng một số thuốc như Kasumin 2L, Kasu 2L,… sau khi khỏi bệnh phun bổ sung một trong các loại phân bón qua lá nêu trên. Cần phân biệt với vàng lá do bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn gây ra./.

Phạm Thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Công tác bảo vệ vật nuôi thuỷ sản trong mùa mưa lũ

Chuẩn bị, gia cố lại bờ ao, khung lồng bè nuôi - Trước mùa mưa lũ bà con cần kiểm tra, vệ sinh,...

Ba hợp tác xã điển hình tiếp nhận vốn vay ưu đãi với lãi...

Với sứ mệnh “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người” trong năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có 03 hợp tác xã...

Chỉ đạo sản xuất cây trồng vụ Đông năm 2024

Để đảm bảo kế hoạch tăng trưởng của ngành, khắc phục và bù đắp thiệt hại do cơn bão số 3 (YAGI) gây ra...

Hướng dẫn phục hồi vườn cây ăn quả sau bão lũ

Để hướng dẫn bà con ổn định sản xuất, khắc phục thiệt hại sau mưa bão, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ban hành...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000995
Hôm nay : 65
Trong tháng : 1390
Trong năm : 20930
Tổng : 51544
Skip to content