Phát triển chuỗi giá trị nghệ hữu cơ – hướng đi bền vững của xã Xuân La, huyện Pác Nặm

Cây nghệ được đánh giá có năng suất, thích hợp với điều kiện tự nhiên, là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Xuân La, huyện Pác Nặm. Tuy nhiên, nhưng năm gần đây giá bán củ nghệ không ổn định, có những vùng trồng nghệ đã 3 năm tuổi mà không có người đến thu mua, gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm

Để tổ chức lại sản xuất, phát triển chuỗi giá trị nghệ hữu cơ, hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa, từ năm 2021 – 2022, được sự hỗ trợ của Dự án CSSP tỉnh Bắc Kạn và Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng tỉnh Bắc Kạn đã hỗ trợ xây dựng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ củ nghệ tại xã Xuân La và kết nối với HTX Nông nghiệp Tân Thành để tiêu thụ củ nghệ cho hộ dân, diện tích 10,65 ha với 73 hộ tham gia.

Các thành viên tham gia liên kết được hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

Hình thức liên kết theo chuỗi giá trị được thức hiện là hợp đồng tiếp cận đầu ra của thị trường. Bước đầu người sản xuất được cơ quan chuyên môn hướng dẫn quy trình sản xuất. Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Thành đóng vai trò bao tiêu toàn bộ sản phẩm củ nghệ do nông hộ sản xuất theo mức giá do doanh nghiệp và nông hộ thỏa thuận từ đầu vụ, trong đó chi trả tăng thêm 200 đồng/kg so với giá củ nghệ sản xuất thông thường tại cùng thời điểm.

Ưu điểm của phương thức liên kết này là Hợp tác xã và người sản xuất sẽ có mối ràng buộc khá chặt chẽ. Sản phẩm làm ra được bảo đảm đầu ra và người sản xuất cũng được chia sẻ một phần các chi phí sản xuất. Tuy nhiên, hạn chế của phương thức liên kết này là trách nhiệm của Hợp tác xã và nông dân chủ yếu dựa trên chữ tín.

Các thành viên tham gia chuỗi liên kết kí cam kết sản xuất củ nghệ theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc là tiền đề bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản.

Sản xuất nghệ theo tiêu chuẩn hữu cơ hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, bền vững

Tham gia mô hình phát triển chuỗi giá trị nghệ, thành viên tham gia liên kết được hỗ trợ kỹ thuật trồng, các điều kiện để áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ lập hồ sơ quản lý nội bội của hợp tác xã và chi phí phân tích mẫu, đánh giá chứng nhận sản phẩm hữu cơ.

Ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm, phế thải nông nghiệp.

Như vậy, phương thức canh tác hữu cơ là hệ thống canh tác không sử dụng các loại phân bón hóa học; thuốc BVTV dạng hóa học và giống đột biến gen. Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích người sản xuất sử dụng phân bón hữu cơ; quản lý dịch hại bằng việc thực hiện tổng hợp các biện pháp – IPM, sử dụng thuóc BVTV sinh học và làm cỏ bằng phương pháp cơ giới.

Những năm qua, cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thì việc sử dụng thuốc BVTV hóa học, phân bón hóa học giúp cây trồng phát triển nhanh hơn; diệt trừ được sâu bệnh hại; nâng cao sản lượng nhưng mang lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Phân bón hóa học còn dư lại tích tụ trong đất từ mùa này sang mùa khác, làm xói mòn đất; suy giảm độ phì nhiêu của đất. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung quanh; Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản nhiều làm giảm chất lượng nông sản. Thêm nữa, khi sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc trên các sâu bệnh hại… Vậy nên, để sản xuất nông nghiệp bền vững thì sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang có xu hướng được khuyến khích phát triển.

Lợi ích của canh tác hữu cơ đối với người tiêu dùng, bởi đây là phương thức canh tác không sử dụng các loại phân bón; thuốc trừ sâu hóa học. Phân bón được sử dụng cũng là phân bón hữu cơ; giúp cung cấp đầy đủ các nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây. Vì thế sản phẩm tạo ra có hương vị thơm ngon, màu sắc tự nhiên; giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người sử dụng.

Lợi ích đối với môi trường, canh tác hữu cơ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, vi khuẩn có lợi trong đất phát triển mạnh hơn; giúp chống xói mòn đất, giảm thiểu một lượng lớn Carbon dioxide trong không khí, giúp ngăn chặn gia tăng của biến đổi khí hậu; ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước; hỗ trợ bảo vệ sức khỏe động vật, khuyến khích chim và các động vật ăn thịt tự nhiên sống an toàn trên đất nông nghiệp, giúp kiểm soát sâu bệnh tự nhiên.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra diện tích nghệ
sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ tại xã Xuân La, huyện Pác Nặm.

Lợi ích đối với người sản xuất, người lao động sẽ không phải chịu ảnh hưởng từ những hóa chất hóa chất độc hại; môi trường cũng trong lành hơn, rất tốt cho sức khỏe con người.

Những lợi ích mà canh tác theo hướng hữu cơ mang lại rất hữu ích và thiết thực. Giúp cải thiện môi trường đất; mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Bên cạnh đó, Nông nghiệp hữu cơ còn góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; đảm bảo tính bền vững hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

Đối với doanh nghiệp, khi tham gia liên kết sản xuất thông qua liên theo chuỗi giá trị sẽ kiểm soát được toàn bộ quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm thu mua, có nguồn nguyen liệu ổn định.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT trao Giấy chứng nhận sản phẩm củ nghệ đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho HTX Nông nghiệp Tân Thành.

Đối với nông hộ, việc tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sẽ bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, giảm rủi ro về giá do đã được định sẵn từ đầu vụ, giúp nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất. Ước tính năng xuất củ nghệ trung bình 35 – 40 tấn/ha, sản phẩm củ nghệ khi tham gia liên kết được tăng thêm 200 đồng/kg củ, mỗi ha nghệ người sản xuất được tăng thêm 7 – 8 triệu đồng, đây là nguồn kinh phí để hỗ trợ người dân tái đầu tư cho sản xuất.

Như vậy, sản xuất củ nghệ hữu cơ theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp./.

Hồng Thắng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000834
Hôm nay : 24
Trong tháng : 2498
Trong năm : 8874
Tổng : 39488
Skip to content