Tại Bắc Kạn cây thạch đen được trồng tập trung tại một số địa bàn huyện như: Na Rì, Ngân Sơn. Từ năm 2008, cây thạch đen bắt đầu được trồng và cho thấy phù hợp với khí hậu, đất đai của địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế nên dần được chú trọng mở rộng diện tích. Thu nhập từ cây thạch đen gấp nhiều lần so với những cây trồng truyền thống khác nên diện tích trồng thạch đen đang dần được mở rộng, tập trung tại các huyện Na Rì và Ngân Sơn, hàng năm cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn sản phẩm cây thạch đen khô.
Năm 2020 toàn tỉnh trồng với diện tích 63 ha, tới năm 2021 diện tích tăng lên 100 ha, năm 2022 diện tích giảm nhẹ còn 92 ha. Năng suất thạch đen của tỉnh đạt ở mức trung bình từ 4-5 tấn/ha thạch đen khô và biến động qua các năm.

Do tác động của biến đổi khí hậu như mưa nhiều kéo dài, hạn hán, xói mòn, rửa trôi, nắng nóng… ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của cây thạch đen, làm sâu bệnh hại phát sinh diện rộng, đặc biệt là bệnh thối cổ rễ và sâu cuốn lá trên cây thạch đen gây ra dẫn đến suy giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Hàng năm diện tích thạch đen bị bệnh ngày càng gia tăng gây nhiều thiệt hại cho người nông dân sản xuất thạch đen.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để hỗ trợ người dân về các giải pháp kỹ thuật thích ứng làm giảm thiểu tác hại của Biến đổi khí hậu đến cây thạch đen, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành tài liệu “Hướng dẫn các giải pháp canh tác cây thạch đen thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bắc Kạn”./.
Tải tài liệu tại đây. Tài liệu thạch đen thích ứng BĐKH.
Hoàng Thị Dừa