Tổng kết mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm vụ xuân năm 2022 tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể

Sáng ngày 28/6/2022 tại hội trường UBND xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, Chi cục Trồng trọt, BVTV và Quản lý chất lượng tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND xã Hà hiệu tổ chức hội thảo tổng kết mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn; Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt, BVTV và Quản lý chất lượng, đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh, TTDV các huyện Ba Bể, Ngân Sơn, Pác Nặm và 50 đại biểu là các trưởng thôn, chi hội trưởng nông dân, Hợp tác xã Du lịch trải nghiệm Lủng Tráng và các hộ tham gia mô hình.

Vụ Xuân năm 2022, mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm được triển khai tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể. Mô hình sử dụng giống lúa Japonica J02 với tổng diện tích 16,8 ha tại các thôn Bản Mới, Nà Vài, Cốc Lót, Nà Ma, Nà Mèo, Lủng Tráng, Đông Đăng với 102 hộ tham gia. Các hộ dân tham gia mô hình được nhà nước hỗ trợ 70% giống, vật tư nông nghiệp gồm: Giống lúa J02, phân lân nung chảy Lào Cai, phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm, chế phẩm vi sinh, thuốc BVTV được sử dụng trong sản xuất hữu cơ; hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật, hội thảo, lấy mẫu, phân tích, đánh giá, cấp chứng nhận An toàn thực phẩm.

Ảnh: Mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm vụ xuân năm 2022 tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể.

Mặc dù vụ Xuân gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết nhưng qua việc áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ trên nền SRI được chính quyền địa phương và các hộ tham gia mô hình đánh giá là đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Cây lúa khỏe, khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt, 100% diện tích của mô hình không phải phun trừ sâu bệnh hại. Năng suất bón phân vô cơ trung bình đạt 800 kg thóc tươi/1.000 m2, năng suất sản xuất theo hướng hữu cơ đạt trung bình từ 760-1.000 kg thóc tươi/1.000 m2. Trừ chi phí đầu tư, thu nhập của ruộng bón phân hữu cơ tương đương so với ruộng bón phân vô cơ.

Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ giúp cải thiện môi trường đất, tạo ra tầng đất tơi xốp là môi trường thuận lợi cho các loại động vật có lợi phát triển, bảo vệ môi trường, an toàn đối với sức khỏe người sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Mô hình có sự liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân yên tâm sản xuất, từng bước chuyển đổi nhận thức sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống tạo động lực để nông dân tiếp tục mở rộng diện tích.

Chi cục trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng tỉnh Bắc Kạn đề nghị địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ở những vụ tiếp theo; giúp cải tạo và bảo vệ đất trồng lúa, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, nâng cao giá trị hạt gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực./.

Nguyễn Ninh

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nuôi cá Diêu hồng đạt chứng nhận VietGAP tại Bắc Kạn

Nuôi cá Diêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP là điều còn khá mới mẻ với người nuôi cá tại tỉnh Bắc Kạn, là tỉnh...

Chỉ đạo sản xuất vụ Xuân năm 2025

Để chủ động trong công tác chỉ đạo, chuẩn bị sản xuất, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu sản xuất, ngày 25 tháng...

Tập huấn nâng cao năng lực, kiện toàn tổ chức khuyến nông cơ sở

Để giúp các Tổ Khuyến nông cộng đồng các xã trên địa bàn tỉnh hoạt động và sử dụng có hiệu quả các nguồn...

Kết quả bước đầu triển khai mô hình nuôi cá Nheo mỹ trên hồ...

Mô hình nuôi cá Nheo mỹ trong lồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại hồ...

Tập huấn hướng dẫn khôi phục sản xuất sau bão lũ tại xã Đồng...

Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngày 25/11/2024 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

001081
Hôm nay : 9
Trong tháng : 373
Trong năm : 373
Tổng : 61855
Skip to content