Kế hoạch tổ chức đánh giá, công nhận và phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn năm 2022

Ngày 23 tháng 8 năm 2022 UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch số 538/KH-UBND về tổ chức đánh giá, công nhận và phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn năm 2022.

Đối tượng tham gia đánh giá, phân hạng cấp tỉnh bao gồm: Sản phẩm tham gia mới năm 2022 đã được đánh giá ở cấp huyện, thành phố đạt 50 điểm trở lên và các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên đăng ký nâng hạng sao năm 2022 đủ điều kiện tham gia đánh giá phân hạng cấp tỉnh; Sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận OCOP năm 2019 tại Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh phê duyệt kết quả đánh giá và xếp hạng sản phẩm thuộc Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn năm 2019; Đối với các sản phẩm đạt điểm tiềm năng 5 sao (đạt 90 điểm trở lên), cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ để tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Sản phẩm Gạo nếp Khẩu nua lếch Ngân Sơn đạt tiêu chuẩn 3 sao OCOP Bắc Kạn.

Theo Kế hoạch, thời gian tổ chức đánh giá, công nhận và phân hạng sản phẩm OCOP, cụ thể như sau:

– Cấp huyện, thành phố:

+ Đối với nhóm sản phẩm thu hoạch theo thời vụ: Tổ chức đánh giá khi có sản phẩm mẫu và hồ sơ đề nghị của các chủ thể tại địa phương; gửi hồ sơ sản phẩm đạt từ 50 điểm tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

+ Đối với nhóm sản phẩm khác: Hoàn thành đánh giá xong trước ngày 10/11/2022, bao gồm các sản phẩm tham gia mới năm 2022 và sản phẩm có Giấy chứng nhận OCOP đã hết thời hạn qua rà soát đánh giá lại đạt yêu cầu; chuyển hồ sơ, sản phẩm tham gia đánh giá cấp tỉnh trước ngày 20/11/2022.

– Cấp tỉnh: Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm từ ngày 10/11/2022 đến 20/11/2022; tổ chức đánh giá sản phẩm từ ngày 22/11/2022 đến ngày 16/12/2022.

+ Tổ chức đánh giá lần thứ nhất: Từ ngày 22/11/2022 đến 30/11/2022.

+ Tổ chức đánh giá lần thứ hai: Từ ngày 06/12/2022 đến 16/12/2022.

+ Hoàn thiện hồ sơ đề xuất đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Quốc gia đối với sản phẩm đạt từ 90 điểm trở lên trước ngày 30/12/2022.

– Đối với các sản phẩm thu hoạch theo thời vụ: Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh sẽ đánh giá khi có sản phẩm mẫu và hồ sơ đề nghị của UBND cấp huyện, thành phố.

Tại Kế hoạch Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn giao nhiệm vụ cho Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh:

Chủ trì phối hợp các ngành liên quan tham mưu kiện toàn Hội đồng, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025;

Tham mưu xây dựng và triển khai Kế hoạch đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh năm 2022. Báo cáo Chủ tịch Hội đồng đánh giá cấp tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả đánh giá;

Phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức đánh giá sản phẩm tại các huyện, thành phố;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm độc lập đối với các sản phẩm cấp tỉnh được đánh giá đạt từ 3 sao trở lên (đối với các sản phẩm cần kiểm nghiệm độc lập);

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất hồ sơ sản phẩm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia;

Tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022.

Đồng thời giao UBND các huyện, thành phố:

Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP kịp thời hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm; xây dựng Kế hoạch, thành lập Hội đồng đánh giá, và tổ chức đánh giá các sản phẩm tham gia OCOP cấp huyện, thành phố đảm bảo yêu cầu chất lượng, hiệu quả, đúng thời gian quy định.

Thực hiện công khai kết quả đánh giá sản phẩm OCOP của địa phương hằng năm.

Hoàn thiện hồ sơ đối với các sản phẩm được đánh giá đạt từ 50 điểm trở lên; sản phẩm có Giấy chứng nhận hết thời hạn qua rà soát đánh giá đạt yêu cầu để tham dự đánh giá và phân hạng cấp tỉnh./.

Quỳnh Thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000833
Hôm nay : 105
Trong tháng : 2472
Trong năm : 8848
Tổng : 39462
Skip to content