Một số biện pháp tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản nước ngọt

Trong quá trình nuôi thủy sản việc tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản là vô cùng quan trọng nó quyết định sự sống còn tới năng suất, quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản. Quá trình này có nhiều phương pháp, quy trình triển khai và áp dụng khác nhau, dưới đây là một số biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản trong quá trình nuôi.

  1. Vệ sinh ao sau mỗi vụ nuôi

Bắt đầu cho một chu kỳ nuôi mới cần tiến hành vệ sinh ao nuôi, bằng cách vét bùn đáy ao để lại một lượng bùn dày khoảng 20 cm, phát quang xung quanh, tu bổ gia cố lại bờ, sau đó rắc vôi khử trùng quanh ao, bờ ao; phơi ao từ 5 – 7 ngày (tiến hành vào các ngày nắng). Tác dụng của việc rắc vôi xung quanh ao, bờ ao là tiêu diệt các vi khuẩn có hại, mầm bệnh trong ao và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển trong ao để làm thức ăn tự nhiên cho cá nuôi.

Vệ sinh ao nuôi sau mỗi vụ nuôi là một trong những biện pháp phòng bệnh cho cá.

Nguồn nước cấp vào ao nuôi phải sạch không có cá tạp hay bị ô nhiễm thuốc trừ sâu từ các ruộng lúa, kênh mương….

  1. Chọn con giống khỏe mạnh, không bệnh tật

Đây là khâu quan trọng trong quá trình nuôi. Để tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản bạn cần chọn những con giống to, khỏe, không bị bệnh hay bị tổn thương về ngoại hình. Để tránh mua phải con giống không tốt, không đảm bảo về chất lượng cũng như về ngoại hình ta nên chọn mua con giống tại các nơi sản xuất giống có uy tín.

  1. Bổ sung dinh dưỡng

Men vi sinh là một chế phẩm sinh học probiotic và ezyme tổng hợp ở dạng khô hoặc có thể ở dạng nước đối với một số chế phẩm EM trên thị trường hiện nay, dùng để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ đường ruột. Liều lượng sử dụng trộn 0,5 – 1 g/kg thức ăn cho động vật thủy sản ăn suốt trong vụ nuôi mục đích kích thích vật nuôi ăn nhiều hơn.

Tăng cường bổ sung vitamin C cho vật nuôi vào những mùa bệnh (Xuân, Thu). Liều lượng 50 – 60 mg/kg thức ăn/ ngày.

Tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản là một trong những yếu tố giúp người dân thành công trong nuôi thủy sản, nhằm đảm bảo về kinh tế và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Cán bộ Trung tâm khuyến nông hướng dẫn người nuôi trộn Vitamin C vào thức ăn cho cá.
  1. Nuôi xen canh các loại thủy sản khác

Trong quá trình nuôi các chất thải từ phân, nước tiểu và thức ăn dư thừa tích lũy trong ao nuôi tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước trong ao nuôi và tăng khả năng cảm nhiễm của vật nuôi. Do đó ta có thể nuôi xen canh các đối tượng thủy sản với nhau để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa trong ao và hạn chế mầm bệnh.

  1. Quản lý chăm sóc sức khỏe

Cần theo dõi sức khỏe của vật nuôi bằng cách thường xuyên kiểm tra ao, cho ăn theo 4 định: Định chất lượng thức ăn; định số lượng thức ăn; định vị trí cho ăn; định thời gian cho ăn./.

Nguyễn Hương

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000825
Hôm nay : 37
Trong tháng : 1728
Trong năm : 8104
Tổng : 38718
Skip to content