Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với một số cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022 – 2025.

Ngày 13/12/2021 UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành kế hoạch số 766/KH-UBND về việc đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với một số cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022 – 2025.

Mục tiêu chung của kế hoạch là nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất các loại cây trồng chủ lực, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra; tăng năng suất, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao; hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh việc ứng dụng IPM thành phong trào trong sản xuất góp phần thực hiện các chỉ tiêu về chất lượng nông sản trong Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

                Hướng dẫn làm đất, bón phân trồng dong riềng theo IPM tại thôn Nà Tha, xã Quang Phong

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: (1) 100% số xã, phường, thị trấn có công chức phụ trách nông lâm nghiệp và đội ngũ nông dân nòng cốt có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả về IPM, hiểu biết chung về thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả. (2) Trên 80% số xã, phường, thị trấn có cán bộ, công chức được tập huấn về quản lý nhà nước đối với Bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn, các giải pháp thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV đặc biệt là tại các vùng trồng rau, chè. (3) Tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ giảng viên TOT. (4) Xây dựng thêm được ít nhất 200 bể thu gom, xử lý vỏ bao, gói thuốc BVTV trên địa bàn toàn tỉnh. (5) Tăng diện tích cây trồng ứng dụng IPM: Cây lúa khoảng 70-80% diện tích, cây rau màu khoảng 70% diện tích, cây ăn quả (cam, quýt, mơ, chuối, hồng không hạt) khoảng 60-70% diện tích, cây trồng chủ lực khác (cây chè, cây dong riềng) khoảng 50-60% diện tích.

Đứng trước tình trạng biến đổi khí hậu, kéo theo việc phát sinh các loại sinh vật gây hại không theo quy luật và phát sinh nhiều loại sinh vật gây hại mới dẫn đến việc phòng trừ bằng các phương pháp hóa học gia tăng dẫn đến nguy cơ mất cân bằng sinh thái rất lớn. Mặt khác, khi tham gia và thực hiện các chuỗi cung ứng và sản xuất, các Hiệp định thương mại đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn thực phẩm thì việc tiếp tục áp dụng chương trình IPM trên toàn tỉnh là rất cần thiết, đặc biệt là áp dụng IPM trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao./.

Phạm Thu (Chi cục Trồng trọt, BVTV và QLCL)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nuôi cá Diêu hồng đạt chứng nhận VietGAP tại Bắc Kạn

Nuôi cá Diêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP là điều còn khá mới mẻ với người nuôi cá tại tỉnh Bắc Kạn, là tỉnh...

Chỉ đạo sản xuất vụ Xuân năm 2025

Để chủ động trong công tác chỉ đạo, chuẩn bị sản xuất, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu sản xuất, ngày 25 tháng...

Tập huấn nâng cao năng lực, kiện toàn tổ chức khuyến nông cơ sở

Để giúp các Tổ Khuyến nông cộng đồng các xã trên địa bàn tỉnh hoạt động và sử dụng có hiệu quả các nguồn...

Kết quả bước đầu triển khai mô hình nuôi cá Nheo mỹ trên hồ...

Mô hình nuôi cá Nheo mỹ trong lồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại hồ...

Tập huấn hướng dẫn khôi phục sản xuất sau bão lũ tại xã Đồng...

Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngày 25/11/2024 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

001203
Hôm nay : 52
Trong tháng : 594
Trong năm : 9793
Tổng : 71275
Skip to content