Ngành Nông nghiệp Bắc Kạn tăng trưởng 3,6%, vượt kế hoạch đề ra

Năm 2021 ngành nông nghiệp đã nỗ lực thích ứng linh hoạt với khó khăn, thách thức để đạt được nhiều thành công mới, 10/13 chỉ tiêu chính đạt và vượt mục tiêu đề ra; nhiều chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc, góp phần tích cực cho tăng trưởng chung toàn tỉnh, khẳng định vai trò đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân trong điều kiện ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh Covid-19.

Tổng giá trị gia tăng ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo giá hiện hành đạt 4.053.381 triệu đồng; theo giá so sánh năm 2010 đạt 2.202.703 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2021 tăng 3,6% so với năm 2020. Có 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 39 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên (tăng 19 sản phẩm so với kế hoạch); tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98,5%; trồng rừng mới bằng 144% so với kế hoạch, tỷ lệ che phủ rừng ổn định 73,4%. Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch tích cực, sản xuất được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của địa phương, gắn với nhu cầu thị trường. Đề án tái cơ cấu nông nghiệp được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm, triển khai thực hiện, từng bước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Công tác quản lý an toàn dịch bệnh được chú trọng, tổng đàn gia súc, gia cầm cơ bản ổn định, sản lượng thịt hơi các loại 21.626 tấn (tăng 1.014 tấn so với năm 2020) đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ bước đầu đã đạt được kết quả quan trọng; đặc biệt việc tăng cường thực hiện cơ giới hóa vào sản xuất, thu hoạch; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, tiếp tục duy trì xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng nông sản an toàn, nhiều sản phẩm nông nghiệp được thị trường ưa chuộng; Chương trình OCOP đạt nhiều kết quả tích cực, lan tỏa và thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương, thúc đẩy ngành nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; số lượng sản phẩm tham gia, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng; công tác phòng chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai được quan tâm; bộ mặt nông nghiệp, nông thôn và đời sống người nông dân được cải thiện rõ rệt…

Đến nay, toàn tỉnh hiện có 6.379 ha cây ăn quả (Cây cam, quýt, hồng không hạt, mơ, mận, chuối): trong đó, diện tích cho thu hoạch 4.836 ha, tổng sản lượng đạt trên 46 nghìn tấn, diện tích cam, quýt được chứng nhận ATTP hoặc VietGAP là 160 ha; diện tích đất ruộng, soi bãi đạt 100 triệu đồng trên ha trở lên đạt 100% KH; nhiều mô hình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, quy mô tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị được các địa phương triển khai, nhân rộng (khoai tây, ngô ngọt, bí xanh thơm, dong riềng, rau cải nhật, củ kiệu,…);

Phù hợp với xu hướng chuyển từ khuyến nông kỹ thuật sang khuyến nông thị trường, tạo thị trường, vùng nguyên liệu ổn định cho người dân và các công ty tham gia liên kết.

Năm 2021, là năm đầu của giai đoạn 2021- 2025 thực hiện định hướng phát triển của Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Tỉnh ủy và Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhưng các Sở ngành, địa phương đã quan tâm, có sự phối hợp và triển khai thực hiện nội dung được giao của Nghị quyết, Đề án, đã ban hành một số văn bản thuộc thẩm quyền quản lý hoặc tham mưu cho cấp trên ban hành đầy đủ các loại văn bản chỉ đạo, điều hành là căn cứ để triển khai, thực hiện nội dung của Nghị quyết, Đề án trong giai đoạn 2020- 2025.

                                         Ảnh thu hoạch củ cải trắng tại xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn                                                                       (Mô hình liên kết với Công ty TNHH Việt Nam MISAKI)

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, đó là: Tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi đạt thấp so với kế hoạch đề ra; dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp. Tình hình vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng vẫn còn xảy ra; Tiến độ thực hiện 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 chưa đáp ứng về tiến độ, nguồn lực để thực hiện các hạng mục. Sản xuất hàng hóa, sản xuất theo chuỗi, sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap,… còn nhỏ lẻ; công tác quản lý sau đầu tư các công trình hạ tầng nông nghiệp và PTNT còn hạn chế nhất định, vẫn còn ý kiến phản ánh. Chưa ban hành được chính sách nên chưa có kinh phí để thực hiện kế hoạch tại Nghị Quyết 10-NQ/TU và Đề án cơ cấu ngành nông nghiệp.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025; ngành nông nghiệp tập trung thực hiện cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng nông thôn mới với các mục tiêu chính sau:

Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản 3,5%; lương thực bình quân đầu người 500 kg/người/năm; sản lượng thịt hơi các loại 24.900 tấn; Trồng rừng 4.000 ha; duy trì tỷ lệ che phủ rừng ổn định 72,9%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 98,5%; có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng thêm, 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tăng thêm, 60 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới; 20 sản phẩm OCOP đạt 3 sao tăng thêm.

– Các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao năm 2022 tại Nghị quyết 10-NQ/TU, Đề án và các kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020-2025.

Để đạt được những mục tiêu đề ra như trên cần tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: Tập trung rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là khẩn trương tham mưu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 để thực hiệt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 10-NQ/TU và Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống dịch bệnh động vật, dịch bệnh hại cây trồng, xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP gắn với dịch vụ du lịch. Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công, gồm: Khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm… Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại, tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển nông nghiệp nhanh và bền vững…

Hoàng Hiếu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000834
Hôm nay : 94
Trong tháng : 2568
Trong năm : 8944
Tổng : 39558
Skip to content