Định hướng, giải pháp phát triển xuất khẩu nông, lâm sản tỉnh Bắc Kạn

Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, đó là đến năm 2030: Phấn đấu đưa sản phẩm nông sản của tỉnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế; nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản của địa phương đáp ứng yêu cầu đảm bảo cung cấp trong nước và hướng tới xuất khẩu… góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025, đồng thời thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các nhóm hàng nông, lâm sản, nhóm hàng công nghiệp chế biến và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, đưa xuất khẩu trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh trong giai đoạn tới.

Định hướng phát triển mặt hàng nông, lâm sản xuất khẩu

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu đưa nhóm hàng công nghiệp chế biến trở thành động lực của xuất khẩu hàng hóa với tỷ trọng ngày càng tăng; tập trung vào các mặt hàng nông, lâm sản chính cụ thể như:

– Trục sản phẩm quốc gia tập trung phát triển 2 nhóm sản phẩm là gỗ, chế biến gỗ (bàn, ghế, thanh chi tiết, ván dán, đũa, thìa, dĩa gỗ dùng một lần…) và dược liệu (tinh dầu hồi, quýt, quế, giảo cổ lam,…).

– Trục sản phẩm địa phương tập trung phát triển các nhóm sản phẩm: Miến dong; quả tươi và sản phẩm chế biến từ cam quýt, hồng, mận, mơ và chuối; chè; các sản phẩm từ nghệ (tinh bột, Curcumin);

– Trục sản phẩm đặc sản, đặc hữu: Tập trung phát triển các nhóm sản phẩm đặc sản, đặc hữu có giá trị cao như: Rau, củ, quả; gạo.

Ảnh: Sản phẩm tinh bột nghệ của Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Thành, xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Định hướng thị trường xuất khẩu

Hiện nay tỉnh Bắc Kạn đã có một số sản phẩm nông, lâm sản xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Cộng hòa Séc với các sản phẩm như: Gỗ dán ép, đũa gỗ, chuối, quả mơ, gừng đã qua sơ chế, miến dong,… bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường các nước. Giai đoạn 2021-2025 với sự ra đời của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đã có hiệu lực như: Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA và các nước trong khối ASEAN… đã tạo nhiều cơ hội, tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong đó có Bắc Kạn vào các nước đối tác, do vậy trong thời gian tới tỉnh Bắc Kạn cần tận dụng tối đa các ưu đãi, lợi thế của các nước nằm trong Khối ASEAN và các nước nằm trong các Hiệp định thương mại tự do trên để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

– Thị trường châu Mỹ: Tiếp tục củng cố và mở rộng thị phần xuất khẩu tại thị trường Mỹ, đồng thời tận dụng có hiệu quả lộ trình cắt giảm thuế quan theo tinh thần Hiệp định CPTPP để mở rộng thị phần xuất khẩu sang các thị trường khác như Ca-na-đa và các thị trường các nước Nam Mỹ. Về mặt hàng hóa, tập trung xuất khẩu những nhóm hàng có thế mạnh xuất khẩu của tỉnh như mặt hàng gỗ, nông sản chế biến.

– Thị trường Châu Âu: Là thị trường có dung lượng lớn, Hiệp định tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định tự do Việt Nam – Liên Minh kinh tế Á – Âu (EAEU) với trên 90% số dòng thuế được cắt giảm sẽ là cơ hội rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu của tỉnh, do vậy cần duy trì vững chắc và mở rộng thị phần xuất khẩu tại các thị trường Séc, Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha… Về mặt hàng, thúc đẩy xuất khẩu các nhóm mặt hàng nông sản chế biến,…

– Thị trường Trung Quốc: Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhằm giảm dần nhập siêu, giảm xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô, tăng cường xuất khẩu mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, sử dụng nguyên liệu đầu vào xuất xứ trong nước, về mặt hàng, tăng cường xuất khẩu nhóm hàng nông sản chế biến, đồ gỗ, dược liệu…

– Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc: Tiếp tục tận dụng tối đa các ưu đãi từ các FTA đa phương và song phương để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Về mặt hàng, tăng cường xuất khẩu nhóm hàng nông sản chế biến, hoa quả sấy, dược liệu…

Giải pháp đối với mặt hàng nông, lâm sản xuất khẩu

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 12 tháng 8 năm 2021 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ tư (khóa XII) về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22 tháng 4 năm 2021 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khóa XII) về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025; Đề án phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 – 2025, giải pháp phát triển đối với sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản:

– Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản, gắn với vùng nguyên liệu, trọng tâm là chế biến gỗ rừng trồng. Đến năm 2025, duy trì, phát triển được 100.000 ha rừng trồng (trong đó, có 20.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC), khai thác bình quân từ 300.000-350.000 m3 gỗ/năm, 90% sản lượng khai thác được chế biến tại địa phương;

– Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến dong riềng, gừng, nghệ, dược liệu, chế biến sản phẩm từ rau, hoa quả. Phấn đấu đến năm 2025: Diện tích cây dong riềng là 800 – 1.000 ha, sản phẩm miến thành phẩm đạt 4.800 tấn; diện tích cây ăn quả đạt 7.000 ha; diện tích chè các loại là 2.500 ha, đạt 12.000 tấn chè búp tươi;

– Tăng cường quản lý xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm rượu thủ công, thu hút đầu tư nhà máy sản xuất rượu quy mô công nghiệp.

– Thu hút các nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở sản xuất thực phẩm, chế biến sản phẩm từ gia súc, gia cầm, gắn với vùng chăn nuôi tập trung.

– Xây dựng các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với hoạt động liên kết trong sản xuất; có cơ chế hỗ trợ nông dân, cơ sở chế biến trong hoạt động liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

– Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu nông sản theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ và các tiêu chuẩn GAP (VietGAP, GlobalGAP,…), hình thành chuỗi cung ứng từ sản xuất nguyên liệu, thu gom, vận chuyển, chế biến đến xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường./.

Quỳnh thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000833
Hôm nay : 97
Trong tháng : 2464
Trong năm : 8840
Tổng : 39454
Skip to content