Diễn đàn xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương sản phẩm nông nghiệp OCOP tỉnh Bắc Kạn

Nhằm tạo điều kiện cho các nhà quản lý, doanh nghiệp, các hợp tác xã cùng trao đổi để giải quyết những vấn đề cấp bách trong sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; giúp bà con nông dân khắc phục khó khăn, vướng mắc trong sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp OCOP hướng tới phát triển nông nghiệp thị trường bền vững.

Ngày 24 tháng 11 năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp về xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm nông nghiệp OCOP tại thành phố Bắc Kạn.

Tham dự Diễn đàn có đồng chí Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn; PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành; cùng sự tham dự của 120 đại biểu là các Hợp tác xã, nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Hiện nay, toàn tỉnh có 184 sản phẩm được phân hạng sao, trong đó 01 sản phẩm 5 sao; 18 sản phẩm 4 sao; 165 sản phẩm 3 sao của 110 chủ thể.

Ông Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phát biểu tại Diễn đàn.

Trên 90 lượt sản phẩm, bộ sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Trong đó, có 02 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia; nhiều sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, tham gia vào hệ thống bán lẻ ở một số thành phố lớn trên cả nước, đặc biệt sản phẩm miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan đã xuất khẩu ra nước ngoài.

Toàn cảnh các gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn tại Diễn đàn.

Với kết quả đạt được, chương trình Mỗi xã một sản phẩm đã tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường theo huớng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.

Hiện nay, các sản phẩm OCOP của tỉnh chủ yếu có mặt trong các siêu thị, chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, còn thị trường ngoài tỉnh rất ít. Vì vậy, việc đẩy mạnh kết nối, quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP là việc làm cần thiết nhằm góp phần đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến với người tiêu dùng.

Tại Diễn đàn đã tập trung trao đổi, làm rõ những mặt hạn chế trong công tác xúc tiến thương mại, như: sản phẩm chủ yếu là chế biến thông thường; thiếu nhãn hiệu, mẫu mã bao bì; chưa có biện pháp bảo quản sau thu hoạch; chưa hình thành tổ chức liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ; các chủ thể sản xuất quy mô nhỏ; liên kết, mở rộng thị trường chưa tốt; tháo gỡ khó khăn về định mức trong sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị…; việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng trồng, cấp chỉ dẫn địa lý, chứng nhận hữu cơ, mã số vùng trồng; hỗ trợ, tạo điều kiện, kết nối tiếp cận các đối tác lớn, chính sách, khoa học công nghệ mới, nguồn vốn…

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Nông Quang Nhất, sản xuất và liên kết các sản phẩm nông nghiệp OCOP của tỉnh trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, các sản phẩm OCOP của tỉnh ta chưa thể vươn xa, tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường lớn là vấn đề liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là việc đưa vào hệ thống bán lẻ như siêu thị, các chuỗi bán lẻ lớn, đòi hỏi các địa phương phải không ngừng nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh kết nối, quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP.

Kết luận diễn đàn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Nông Quang Nhất đề nghị trong thời gian tới các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Bắc Kạn”, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia, Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; các chính sách hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số liên quan đến các chủ thể OCOP; hỗ trợ, khuyến khích xây dựng liên kết sản xuất và tiêu thụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp…; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm; chú trọng mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, sản lượng các sản phẩm OCOP; phát triển công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch; tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, bao bì cho từng sản phẩm đảm bảo đủ điều kiện tham gia lưu thông trên thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp giữa các Hợp tác xã và Doanh nghiệp tại Diễn đàn.

Tại diễn đàn, một số doanh nghiệp và hợp tác xã đã ký kết các hợp đồng, biên bản ghi nhớ về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp./.

BBT

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đứng cái (khối sơ khởi) – chín

Bón đón đòng: Khi lúa xuất hiện khối sơ khởi (cách nhận biết cây lúa có khối sơ khởi: 10% dảnh cái thắt...

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000845
Hôm nay : 129
Trong tháng : 619
Trong năm : 9818
Tổng : 40432
Skip to content