Hướng dẫn thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Trong thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tổ chức hoạt động thả phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản góp phần không nhỏ gia tăng nguồn lợi thủy sản trong các thủy vực và phục hồi, tái tạo một số loài thủy sản. Tuy nhiên, hoạt động này cũng nảy sinh một số vấn đề bất cập như: Thả loài có nguy cơ xâm hại ra môi trường; thả không đúng kỹ thuật; có hiện tượng đánh bắt thủy sản ngay sau khi thả phóng sinh. Để hoạt động phóng sinh thực sự có ý nghĩa về mặt công đức cũng như hiệu quả về tái tạo nguồn lợi thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản với các nội dung sau:

  1. Nguyên tắc lựa chọn loài thả 

(1) Không thả loài thủy sản ngoại lai xâm hại, có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

(2) Không thả loài thủy sản ngoại lai chưa được đánh giá khảo nghiệm hoặc chưa được đánh giá tác động ở các thủy vực tự nhiên.

(3) Loài được thả là loài đã hoặc đang hiện hữu trong thủy vực được chọn thả: Ví dụ cá bỗng, cá lăng chấm, cá chày đất… phân bố ở thủy vực thì ưu tiên thả giống tái tạo.

(4) Ưu tiên thả loài đã được sản xuất giống nhân tạo, đảm bảo về số lượng, chất lượng.

Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Hồ Nặm Cắt, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn.
  1. Xác định thời gian thả

Thời gian thả giống tốt nhất khi thủy vực có tốc độ dòng chảy vừa phải, nhiệt độ nước không cao và nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, có thể thả một lần hoặc nhiều đợt trong năm trong cùng một thủy vực, mỗi thủy vực nên được thả giống trong thời gian ít nhất 3 năm liên.

  1. Yêu cầu về chất lượng đối với giống thả

Giống thủy sản thả tái tạo nguồn lợi phải có nguồn gốc từ cơ sở sản xuất theo quy định, cỡ cá đồng đều, không xây sát, mất nhớt, màu sắc tươi sáng, bơi nhanh nhẹn theo đàn, không có dấu hiện bệnh lý.

  1. Các loài thủy sản khuyến khích thả theo danh mục tại bảng 01

Bảng 01: Danh mục loài, kích thước cá giống thả tái tạo

STT Tên loài Tên khoa học Chiều dài (cm)
1 Lóc (chuối) Channa striatus Bloch, 1795 ≥ 7,0
2 Lóc bông Channa micropeltes Cuvier, 1831 ≥ 10,0
3 Mè hoa Aristichthys nobilis Bleeker, 1860 ≥ 15,0
4 Mè trắng Hypophthalmichthys molitrix Valenciennes, 1844 ≥ 12,0
5 Trôi Mrigal Cirrhinus mrigala Hamilton, 1822 ≥ 10,0
6 Trắm cỏ Ctenopharyngodon idella Valenciennes, 1844 ≥ 15,0
7 Trắm đen Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846 ≥ 15,0
8 Lăng chấm Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803 ≥ 12,0
9 Chép Cyprinus carpio ≥ 12,0
10 Chiên Bagarius yarrelli Sykes 1839 ≥ 12,0
11 Bỗng Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926 ≥ 10,0
12 Anh vũ Semilabeo obscorus Lin, 1981 ≥ 10,0
13 Rầm xanh Sinilabeo lemassoni Bellegin & Chevey, 1932 ≥ 10,0
14 Chày đất Spinibarbus hollandi Oshima, 1919 ≥ 10,0
15 Lăng đuôi đỏ Hemibagrus wyckioides Fang & Chaux, 1949 ≥ 12,0
16 Lăng vàng Hemibagrus nemurus Valenci­ennes, 1840 ≥ 12,0
17 Chạch lấu Mastacembelus favus Hora, 1923 ≥ 6,0
18 Cóc Cyclocheilichthys enoplos Bleeker, 1850 ≥ 6,0

Ngoài ra, thả tái tạo nguồn lợi thủy sản có thể thả các cá thể tiền trưởng thành và trưởng thành, cá thể bố mẹ của các loài thủy sản.

  1. Danh mục loài không được phép thả tại bảng 02, 03

Bảng 02: Danh mục một số loài thủy sản ngoại lai thường gặp

STT Tên tiếng Việt Tên Khoa học
1 Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata
2 Ốc sên châu Phi Achatina fulica
3 Tôm càng đỏ Cherax quadricarinatus
4 Cá ăn muỗi Gambusia affinis
5 Cá tỳ bà bé (cá dọn bể bé) Hypostomus plecostomus
6 Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn) Pterygoplichthys pardalis

Pterygoplichthys multiradiatus

Pterygoplichthys disjunctivus

Pterygoplichthys anisitsi

7 Rùa tai đỏ Trachemys scripta

 Bảng 03: Danh mục một số loài thủy sản ngoại lai có nguy cơ xâm hại

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học
1 Tôm hùm nước ngọt Procambarus clarkii
2 Cá chim trắng toàn thân Piaractus brachypomus

(Colossoma brachypomum)

3 Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus
4 Cá trê phi Clarias gariepinus
5 Cá vược miệng bé Micropterus dolomieu
6 Cá vược miệng rộng Micropterus salmoides

Khi thấy những loài thủy sản trong danh mục nêu trên người dân cần thông báo cho cơ quan quản lý thủy sản hoặc chính quyền địa phương để có biện pháp khoanh vùng cách ly, xử lý để tránh phát tán ra môi trường tự nhiên.

  1. Kỹ thuật thả giống

– Cách 1: Để đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước sông, hồ và nhiệt độ trong quá trình vận chuyển để cá làm quen với môi trường sống mới, tránh hiện tượng cá bị sốc, cần nghiêng dần chậu (túi) đựng cá, cho nước chảy vào từ từ từng ít một vào chậu (túi) đến khi thấy cá khỏe rồi mới thả cá bơi ra sông, hồ.

– Cách 2: Cân bằng nhiệt độ trong môi trường nước trong dụng cụ chứa cá và thủy vực trước khi thả cá; tạo đường di chuyển cho cá phải có độ dốc vừa phải, trung bình trong khoảng 10 – 20%, bề mặt nhẵn để không làm xây xước cá, một đầu máng thả phải chạm sát hoặc chìm dưới mặt nước và đảm bảo có dòng nước chảy liên tục.

  1. Quản lý khu vực và loài thả

– Trước khi thả giống, cơ quan quản lý thủy sản, địa phương thông báo cho người dân ngừng hoạt động đánh bắt thủy sản trước 01 ngày và trong thời gian ít nhất 5 đến 10 ngày sau khi thả, khu vực cấm đánh bắt là trong phạm vi bán kính khoảng 02 km tính từ địa điểm thả giống.

– Đối với các hoạt động thả giống tái tạo thường niên tại các địa phương, hiệu quả của hoạt động thả giống nên được đánh giá sau thời gian 2 – 3 năm./.

Hoàng Hiếu,

Sở Nông nghiệp & PTNT

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nuôi cá Diêu hồng đạt chứng nhận VietGAP tại Bắc Kạn

Nuôi cá Diêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP là điều còn khá mới mẻ với người nuôi cá tại tỉnh Bắc Kạn, là tỉnh...

Chỉ đạo sản xuất vụ Xuân năm 2025

Để chủ động trong công tác chỉ đạo, chuẩn bị sản xuất, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu sản xuất, ngày 25 tháng...

Tập huấn nâng cao năng lực, kiện toàn tổ chức khuyến nông cơ sở

Để giúp các Tổ Khuyến nông cộng đồng các xã trên địa bàn tỉnh hoạt động và sử dụng có hiệu quả các nguồn...

Kết quả bước đầu triển khai mô hình nuôi cá Nheo mỹ trên hồ...

Mô hình nuôi cá Nheo mỹ trong lồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại hồ...

Tập huấn hướng dẫn khôi phục sản xuất sau bão lũ tại xã Đồng...

Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngày 25/11/2024 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

001078
Hôm nay : 85
Trong tháng : 179
Trong năm : 179
Tổng : 61661
Skip to content