Tăng cường phòng, chống bệnh Dại động vật

Theo báo cáo của các cơ quan chuyên ngành thú y và y tế địa phương, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 40 người tử vong do bệnh Dại tại 16 tỉnh, thành phố (tăng 02 ca tử vong so với cùng kỳ năm 2021), trong đó nhiều nhất là các tỉnh Bến Tre (12 ca), Kiên Giang (05 ca) và Gia Lai (04 ca). Trên động vật, qua công tác giám sát chủ động tại 13 tỉnh, thành phố đã thực hiện 1.248 trường hợp điều tra, trong đó, lấy mẫu của 214 chó nghi mắc bệnh Dại để xét nghiệm và phát hiện 100 (chiếm 46,7%) trường hợp chó, mèo có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dại tại 11 tỉnh, bao gồm: Lào Cai (05/24), Phú Thọ (32/65), Nghệ An (16/31), Đắk Lắk (29/41), Tây Ninh (01/01), Bến Tre (08/09), Trà Vinh (01/01), Long An (01/03), Kiên Giang (01/01), Đồng Tháp (02/02), Cà Mau (04/04). Đặc biệt trong thời gian gần đây, số người tử vong do bệnh Dại có chiều hướng giảm ở các tỉnh nguy cơ cao, ngược lại có xu hướng gia tăng ở các tỉnh nguy cơ thấp và xuất hiện ở một số tỉnh mới. Nguy cơ dịch bệnh Dại tiếp tục xảy ra và gây bệnh trên người trong thời gian tới là rất cao.

Một số nguyên nhân chủ yếu của dịch bệnh Dại gia tăng là do: Trong 06 tháng đầu năm 2022, tổng đàn chó cả nước là gần 7 triệu con, tỷ lệ chó được tiêm phòng trung bình rất thấp, đạt khoảng 40% tổng đàn, chỉ có 13 (20%) tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn; chó mắc bệnh Dại chủ yếu là chó không xác định được chủ, chưa được tiêm phòng vắc xin Dại; công tác quản lý đàn chó của một số địa phương còn lòng lẻo; hầu hết các địa phương chưa thành lập đội chuyên trách để bắt chó thả rông; Người nuôi chó không chấp hành việc đăng ký, nuôi nhốt chó, tình trạng chó thả rông, không đeo rọ mõm phổ biến dẫn đến cắn trọng thương, chết nhiều người, gây bức xúc trong xã hội; vi rút Dại còn lưu hành trên động vật; chưa áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó theo quy định; công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế, chưa phong phú và không thường xuyên; Việc bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh Dại còn ít, chưa đảm bảo duy trì các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Dại kịp thời; hệ thống thú y cơ sở còn thiếu về số lượng, chưa được tập huấn về chuyên môn thường xuyên.

Thú y viên cơ sở tiêm Vắc xin phòng Dại cho đàn chó, mèo tại địa phương.

Để khẩn trương kiểm soát các ổ dịch bệnh Dại trên động vật đang xảy ra, phòng ngừa các ổ dịch mới phát sinh và lây lan, nhất là trong thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát và lây lan, cần tập trung triển khai một số nội dung sau:

  1. Triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tại Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 25/02/2022 về phê duyệt “ Chương trình phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2022-2030”; Chỉ thị số 5804/CT-BNN-TY ngày 06/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật.
  2. Người nuôi chó cần thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; chó khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người, đặc biệt đối với các giống chó hung dữ cần được nuôi xích nhốt, có rọ mõm.
  3. Tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn trong giai đoạn 2022 – 2025 và trên 80% trong giai đoạn 2026 – 2030; tỷ lệ tiêm phòng cần tính theo số lượng tổng đàn chó, mèo thực tế thuộc diện tiêm phòng của địa phương; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót chó, mèo thuộc diện tiêm phòng; hỗ trợ mua vắc xin, tổ chức tiêm vắc xin Dại cho đàn chó, mèo của địa phương.
  4. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y chủ động phối hợp với cơ quan y tế và các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân ổ dịch và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
  5. Tổ chức theo dõi, giám sát, ngăn chặn, xử lý tiêu hủy chó, mèo, sản phẩm chó, mèo vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó, mèo bất hợp pháp qua biên giới theo quy định.
  6. Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó, mèo đối với cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia phòng, chống bệnh Dại tại cộng đồng và quản lý chó, mèo nuôi.

Quang Hải,

Chi cục Chăn nuôi & Thú y

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hiệu quả từ mô hình tăng cường bảo vệ môi trường và an toàn...

Thực hiện Kế hoạch số 683/KH-UBND ngày 11/10/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn về Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn...

KẾT QUẢ THỰC HIỆN XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI, PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP...

Với mục tiêu tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có xử lý thành phân bón hữu cơ cho cây trồng, tiết kiệm chi phí...

Ủ PHÂN HỮU CƠ TẠI MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI, ...

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các loại rác thải hữu cơ và chất thải trong quá trình chăn nuôi tại một...

Trồng rừng Vù hương – Hướng đi mới đầy triển vọng cho sinh kế...

Trước nhu cầu phát triển rừng sản xuất theo hướng bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao, mô hình...

Hiệu quả từ triển khai xây dựng mô hình sản xuất dong riềng

Dự án khuyến nông Trung ương “ Xây dựng mô hình sản xuất dong riềng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu sản xuất...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

001263
Hôm nay : 31
Trong tháng : 541
Trong năm : 12960
Tổng : 74442
Skip to content