UBND huyện Ba Bể ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng giống bí xanh thơm Ba Bể

Nhằm quản lý, bảo tồn, duy trì, phát triển giống Bí xanh thơm Ba Bể đã được phục tráng thuộc đề tài: “Phục tráng giống bí thơm Ba Bể đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt” là đề tài KHCN cấp tỉnh do Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên là Cơ quan chủ trì thực hiện, để cung ứng đủ giống có chất lượng tốt phục vụ sản xuất đại trà, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ thương hiệu bí xanh thơm Ba Bể trên thị trường, ngày 6/10/2022,UBND huyện Ba Bể ban hành Quyết định số 2978/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng giống bí xanh thơm Ba Bể. Quy chế này quy định việc quản lý và sử dụng giống bí xanh thơm Ba Bể đã được phục tráng trên địa bàn huyện Ba Bể.

Giống bí xanh thơm Ba Bể.

Tại Quy chế quy định cụ thể về quản lý và sử dụng giống bí xanh thơm Ba Bể và ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc giống bí xanh thơm Ba Bể, cụ thể như sau:

Về điều kiện sản xuất giống

Tổ chức, cá nhân sản xuất giống bí xanh thơm Ba Bể phải đáp ứng các quy định sau:

– Có giống bí xanh thơm Ba Bể hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống bí xanh thơm Ba Bể được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống bí xanh thơm Ba Bể.

– Có hoặc thuê địa điểm tập trung sản xuất giống bí xanh thơm Ba Bể đảm bảo tập trung theo vùng chuyên canh (bí vỏ phấn riêng, bí xanh riêng). Khu vực sản xuất giống bí xanh thơm Ba Bể phải có khoảng cách an toàn và nằm biệt lập với khu vực sản xuất bí xanh thơm Ba Bể đại trà của địa phương, tránh nguy cơ giao phấn chéo gây thoái hóa giống.

Về điều kiện buôn bán giống

Tổ chức, cá nhân buôn bán giống bí xanh thơm Ba Bể phải đáp các quy định sau:

– Trước khi buôn bán giống bí xanh thơm Ba Bể, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn.

– Tổ chức, cá nhân buôn bán giống bí xanh thơm Ba Bể phải có hồ sơ đảm bảo truy xuất nguồn gốc lô giống bí xanh thơm Ba Bể, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống; nhãn phù hợp theo quy định.

Về thông tin ghi nhãn

– Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá:

+ Tên hàng hoá;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

+ Xuất xứ hàng hoá.

– Các nội dung bắt buộc khác theo tính chất của loại hàng hoá (đối với giống cây trồng), cụ thể:

+ Tên giống cây trồng;

+ Cấp giống theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia; tiêu chuẩn cơ sở;

+ Đặc tính của giống;

+ Hướng dẫn bảo quản và hướng dẫn sử dụng;

+ Thông tin cảnh báo an toàn;

+ Định lượng của giống cây trồng;

+ Ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng;

+ Mã số lưu hành giống cây trồng (nếu có);

+ Xuất xứ giống cây trồng;

+ Mã hiệu lô giống;

+ Thông tin về giống cây trồng biến đổi gen (nếu có).

Về quy định truy xuất nguồn gốc giống

Truy xuất nguồn gốc là hoạt động giám sát, xác định được một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ qua từng công đoạn theo thời gian, địa điểm của quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối, kinh doanh (theo TCVN 12850:2019); hệ thống truy xuất nguồn gốc bao gồm hoạt động định danh sản phẩm, thu thập, lưu trữ thông tin về trạng thái của sản phẩm theo thời gian, địa điểm nhằm quản lý thông tin về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Đối với chuỗi cung ứng giống bí xanh thơm thực hiện truy xuất nguồn gốc phải đáp ứng các tiêu chí theo TCVN 12850:2019 Truy xuất nguồn gốc – Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc và các qui định khác có liên quan.

Quy chế nêu rõ đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống bí xanh thơm: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh giống bí xanh thơm Ba Bể. Không tự ý sản xuất, kinh doanh giống bí xanh thơm Ba Bể khi chưa có đầy đủ giấy tờ theo quy định./.

Quỳnh Thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000833
Hôm nay : 97
Trong tháng : 2464
Trong năm : 8840
Tổng : 39454
Skip to content