Tiềm năng và giải pháp phát triển thủy sản hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn hiện có 39 hồ chứa nước với tổng diện tích khoảng 382 ha, trong đó có 12 hồ chứa có diện tích trên 3ha (phân bố chủ yếu tại thành phố Bắc Kạn và các huyện Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn) và 27 hồ chứa nhỏ, hồ chứa thủy lợi, thủy điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đồng thời tạo cảnh quan du lịch, sinh kế cho người dân sống gần hồ.

Từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai các dự án khoa học, mô hình chuyển giao kỹ thuật từ nguồn ngân sách địa phương, nguồn Khoa học và Công nghệ, Khuyến nông Trung ương… nhằm chuyển dịch cơ cấu giống loài nuôi mới có giá trị kinh tế cao điển hình là các dự án: Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc – Mô hình Nuôi cá diêu hồng trong lồng bè thực hiện tại xã Bình Văn, Quảng Chu huyện Chợ Mới và xã Kim Lư, huyện Na Rì, xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể; Mô hình Tận dụng tiềm năng mặt nước trên sông và hồ chứa nuôi cá trong lồng bè… thực hiện tại xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể. Các mô hình triển khai được người dân đánh giá cao về tính hiệu quả và có khả năng nhân rộng, mô hình nuôi các trong lồng bè giúp tận dụng tối đa diện tích mặt nước, giúp quản lý thức ăn và dịch hại cho cá, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con.

Các đại biểu tham quan mô hình nuôi cá lồng tại Hồ Khuổi Khe, xã Kim Lư, huyện Na Rì.

Hiện các hồ chứa thủy lợi được người dân tận dụng nuôi cá theo hình thức thả trực tiếp với năng suất thấp khoảng trên 1 tạ/ha. Có mô hình nuôi cá rô phi, cá diêu hồng nuôi trong lồng bè được duy trì nuôi 03 lồng với tổng thể tích 225m3 tại hồ Khuổi Khe, huyện Na Rì, năng suất trung bình hàng năm đạt khoảng 0,45 tạ/m3, sản lượng đạt 9 tấn.

  1. Đánh giá tiềm năng phát triển thủy sản hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

– Diện tích các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh có diện tích khá lớn khoảng 382 ha gồm 39 hồ chứa thủy lợi, thủy điện, trong đó có 12 hồ chứa lớn và vừa có tiềm năng phát triển nuôi cá lồng, 27 hồ chứa nhỏ phát triển nuôi theo hình thức thả trực tiếp vào lòng hồ với hệ thống công trình thủy lợi được Nhà nước quan tâm đầu tư nên có khả năng lưu giữ nước phục vụ cho sản xuất quanh năm, điều tiết được mưa lũ.

– Nguồn nước hồ chứa sạch, chưa có nhiều hoạt động nuôi trồng thủy sản, ít bị tác động bởi nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, hóa chất nông nghiệp và chất thải nên thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản tạo ra các sản phẩm sạch, chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa thích.

– Nuôi cá lồng bè có ưu điểm là đa dạng đối tượng nuôi, dễ chăm sóc, tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ (nuôi cá trắm cỏ, cá lăng, rô phi …) góp phần giảm chi phí nuôi và tăng thu nhập.

– Hiện nay nuôi cá tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, đặc biệt hình thức nuôi cá lồng đang được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư. Nguồn lực lao động tại các địa phương còn rất lớn, bộ phận lao động chăn nuôi, trồng trọt tận dụng thời gian nhàn rỗi có thể tham gia nuôi thủy sản.

– Phát triển nuôi cá hồ chứa giúp chuyển đổi cơ cấu, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững, xóa đói, giảm nghèo, đồng thời tạo sinh kế cho người dân.

Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện của tỉnh là rất lớn tuy nhiên diện tích được khai thác nuôi trồng thủy sản còn khá khiêm tốn do trong quá trình triển khai thực hiện gặp một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc cụ thể như sau:

– Đối với các hồ chứa thủy lợi phục vụ các mục đích chính là cung cấp nước, cấp nước sinh hoạt… chưa chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hồ chứa nước sinh hoạt chỉ nuôi cá quảng canh, thả giống bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản và khai thác (Hồ Nặm Cắt). Mặt khác hồ thủy điện hàng năm thực hiện xả đáy, xả lũ ảnh hưởng đến việc nuôi thủy sản trong hồ.

– Đối với thủ tục hành chính đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè vướng mắc về thành phần hồ sơ giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy điện, thủy lợi gây khó khăn trong công tác quản lý lồng nuôi (hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang rà soát, sửa đổi nội dung này).

– Việc nuôi các loài có giá trị kinh tế, các loài đặc sản, nuôi thâm canh còn hạn chế với cơ sở sản xuất nhỏ do giá thành đầu vào như con giống, thức ăn cao. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa hình thành các liên minh sản xuất theo chuỗi.

– Nhiều địa phương chưa được quan tâm đầu tư nguồn lực đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản; lực lượng cán bộ chuyên môn về thủy sản ở cấp cơ sở thiếu, dẫn đến công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách gặp nhiều khó khăn.

  1. Một số giải pháp phát triển thủy sản hồ chứa

Về quản lý nhà nước

– Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1491/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 về ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

– Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý, khai thác và sử dụng tiềm năng mặt nước hồ chứa theo hướng đa mục tiêu dân sinh, nông nghiệp, thủy sản, thủy điện và du lịch.

– Điều tra, kiểm tra chỉ số phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản để xác định thủy vực có khả năng nuôi trồng thủy sản, quy hoạch khu vực nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02-22:2015/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt.

– Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản, cán bộ kiêm nhiệm công tác thủy sản tại địa phương, cán bộ nông lâm xã, phường, thị trấn, thú y viên cơ sở.

– Tăng cường công tác quản lý nhà nước, từng bước đưa các tổ chức/cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện cơ sở nuôi, đăng ký nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường.

– Tăng cường công tác kiểm tra giám sát dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào như: Con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh.

Về giải pháp kỹ thuật

– Nghiên cứu, xây dựng giải pháp kỹ thuật, xác định loại hình, cơ cấu nuôi hợp lý, đa dạng, đạt hiệu quả kinh tế cao, mật độ phù hợp với đặc điểm của từng loại thuỷ vực, để tránh hiện tượng ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thuỷ sản và đảm bảo khả năng tự làm sạch của thuỷ vực.

– Phát triển công nghệ sản xuất, nuôi thương phẩm các loài thủy sản có giá trị kinh tế, các loài đặc sản, đặc hữu (cá tầm, cá lăng, nheo mỹ…).

– Áp dụng tiêu chuẩn thực hành nuôi thủy sản tốt (VietGAP, GlobalGAP…) để phát triển sản phẩm an toàn thực phẩm, an toàn môi trường.

– Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ người dân áp dụng tiến bộ vào nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao thông qua các chương trình, dự án, đào tạo nghề.

Về tổ chức sản xuất

– Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ cung cấp dịch vụ đầu vào, vùng nuôi, đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua,tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi, đặc biệt đối với hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.

– Tổ chức sản xuất theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết với doanh nghiệp để ngoài việc hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đồng thời gắn với du lịch sinh thái trên lòng hồ để tăng thu nhập bền vững.

– Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển nuôi cá lồng kết hợp với việc tiêu thụ, gắn với loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm thực tế để nâng cao giá trị sản xuất.

 Về chính sách hỗ trợ

– Đối với hình thức nuôi thủy sản lồng bè: Hướng dẫn tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ cung cấp dịch vụ đầu vào, vùng nuôi, đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua,tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi, đặc biệt đối với hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh. Hướng dẫn Hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân các chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND ngày 27/4/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định một số chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa; hỗ trợ nâng cao năng lực cho khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

– Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thủy sản; phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và doanh nghiệp để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thủy sản, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Về phát triển kết cấu hạ tầng thủy sản

Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho các khu vực nuôi cá tập trung, đặc biệt khu vực nuôi cá lồng để thuận tiện trong quá trình vận chuyển vật tư đầu vào và tiêu thụ hàng hóa.

Quỳnh Thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000825
Hôm nay : 39
Trong tháng : 1730
Trong năm : 8106
Tổng : 38720
Skip to content