Thực hiện các giải pháp kỹ thuật để phát triển cây dong riềng đảm bảo mục tiêu được giao

Để đạt được các chỉ tiêu được giao tại Kế hoạch số 775/KH-UBND ngày 25/12/2020, đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh ổn định 800 – 1.000 ha dong riềng. Trong đó, 100% diện tích dong riềng đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (ATTP), 240 ha dong riềng đạt chứng nhận hữu cơ. Ngày 20/9/2022, Sở Nông nghiệp & PTNT ban hành văn bản số 2073/SNN-TT,BVTV&QLCL về thực hiện các giải pháp kỹ thuật để phát triển cây dong riềng đảm bảo theo mục tiêu giao tại Kế hoạch số 775/KH-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh qua đó định hướng hệ thống các giải pháp để phát triển cây dong riềng đảm bảo theo mục tiêu được giao, cụ thể như sau:

  1. Rà soát, định hướng sản xuất

Cần định hướng, xác định vùng trồng cụ thể, đặc biệt là xác định vùng trồng đạt chứng nhận hữu cơ. Ưu tiên chọn những vùng đất phù hợp với đặc tính tự nhiên của cây dong riềng và nơi có các cơ sở chế biến miến dong phát triển. Dong riềng là cây cho sản lượng củ lớn, nên mất nhiều công sức thu hoạch và chi phí vận chuyển nên định hướng trồng dong riềng ở những nơi gần đường giao thông để thuận lợi cho việc vận chuyển đi tiêu thụ.

Mô hình trồng Dong riềng hữu cơ tại xã Đổng Xá, huyện Na Rì.

a) Đối với vùng sản xuất thâm canh đạt tiêu chuẩn ATTP định hướng đến năm 2025:

– Huyện Na Rì: Tổng diện tích 240 ha; tập trung tại các xã: Côn Minh, Quang Phong, Trần Phú, Sơn Thành, Văn Lang và một số xã lân cận.

– Huyện Ba Bể: Tổng diện tích 210 ha; tập trung tại các xã: Hà Hiệu, Mỹ Phương, Chu Hương, Yến Dương, Bành Trạch, Phúc Lộc và một số xã lân cận.

– Huyện Bạch Thông: Tổng diện tích 110 ha; tập trung tại các xã: Cao Sơn, Mỹ Thanh, Đôn Phong và một số xã lân cận.

b) Đối với vùng sản xuất hữu cơ định hướng đến năm 2025:

– Huyện Na Rì: Tổng diện tích 100 ha; tập trung tại các xã Côn Minh, Quang Phong, Trần Phú, Đổng Xá, Cư Lễ.

– Huyện Ba Bể: Tổng diện tích 90 ha; tập trung tại các xã Yến Dương, Hà Hiệu, Bành Trạch, Phúc Lộc.

– Huyện Bạch Thông: Tổng diện tích 50 ha; tập trung tại các xã Cao Sơn, Mỹ Thanh, Đôn Phong.

2. Đào tạo nguồn nhân lực

– Trên cơ sở phân vùng sản xuất, tổ chức tập huấn cho người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý sâu bệnh, thu hoạch sản phẩm để nâng cao năng suất, tăng hàm lượng tinh bột và chất lượng sản phẩm; hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, kỹ thuật sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ bằng các phụ phẩm nông nghiệp để giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây dong riềng.

3. Các giải pháp kỹ thuật

a) Giải pháp về giống

Sử dụng giống dong riềng địa phương và DR1. Chuyển đổi một số diện tích từ trồng cây dong riềng DR1 sang giống địa phương áp dụng quy trình hữu cơ để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sử dụng giống sạch bệnh: Không lấy giống ở những vườn đã bị bệnh, xử lý củ giống trước khi trồng để quản lý tốt nguồn bệnh xâm nhập qua củ giống.

b) Kỹ thuật sản xuất cây dong riềng đảm bảo ATTP và theo tiêu chuẩn hữu cơ

Dong riềng là loại cây “phàm ăn”, nếu trồng dong riềng mà không bón phân thì đất sẽ trở nên bạc màu sau vài vụ trồng, năng suất thấp, phát sinh nhiều sâu bệnh hại vì vậy cần tập trung chỉ đạo sản xuất cây dong riềng theo hướng:

– Đầu tư, thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm;

– Thực hiện luân canh cây trồng nhằm cải tạo, tăng độ phì của đất;

– Quản lý tốt sâu, bệnh hại như: Nhóm sâu ăn lá, bệnh thối thân, bệnh cháy lá nhằm tăng năng suất, chất lượng củ.

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng đúng quy trình trồng, cam kết sản xuất đảm bảo ATTP và đạt chứng nhận hữu cơ.

c) Kỹ thuật xử lý tồn dư, phế thải nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh

Sản xuất dong riềng qua nhiều vụ trên cùng một diện tích sẽ làm đất cằn cỗi, thoái hóa và tích lũy mầm mống sâu, bệnh hại. Sau khi thu hoạch và chế biến miến, khối lượng thân lá cây dong riềng và bã thải dong riềng rất lớn; đây là nguồn phân hữu cơ quan trọng để cải tạo đất, bổ sung dinh dưỡng cho cây, giảm thiểu mua phân hóa học trong điều kiện giá vật tư nông nghiệp tăng cao như hiện nay. Do đó, việc hướng dẫn người dân thu gom, xử lý tồn dư, thân lá cây dong riềng và bã thải dong riềng làm phân bón hữu cơ là một trong những giải pháp kỹ thuật cần thiết.

  1. Tăng cường liên kết sản xuất, đảm bảo lợi ích giữa người sản xuất và đơn vị chế biến

Xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ các giải pháp tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh, chăm sóc nhằm nâng cao năng suất, giảm công lao động, giảm sâu bệnh trên cây dong riềng. Mô hình được thực hiện với sự tham gia của các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất dong nguyên liệu.

Thực hiện liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm gia tăng giá trị cho nông sản mang lại hiệu quả cao trong sản xuất; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ nông dân sản xuất, hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm để cân bằng, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sản xuất và đơn vị chế biến, tiêu thụ. Đổi mới quy trình sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thu hoạch, chế biến dong riềng.

Tăng cường ràng buộc và có cơ chế quản lý việc liên kết sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, cam kết bao tiêu của các đơn vị, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ được hưởng lợi, đầu tư từ ngân sách nhà nước./.

Quỳnh Thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000834
Hôm nay : 81
Trong tháng : 2555
Trong năm : 8931
Tổng : 39545
Skip to content