Kế hoạch số 674/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 29/8/2022 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ngày 24/10/2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 674/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 29/8/2022 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Việc xây dựng và ban hành Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 29/8/2022 của Tỉnh ủy Bắc Kạn để tổ chức thực hiện, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi những mục tiêu, định hướng đã đề ra. Quá trình tổ chức thực hiện phải bám sát các nội dung cơ bản của chương trình hành động của Tỉnh ủy Bắc Kạn có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, đồng thời, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới để đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Phân công nhiệm vụ cụ thể các ngành, địa phương, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện.

Tại Kế hoạch đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như:

  1. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
  2. Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn.
Công bố xã Thanh Thịnh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022

3. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tập trung tham mưu thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2035 và các kế hoạch thực hiện đề án đảm bảo hoàn thành mục tiêu tại Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy thế mạnh, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, cơ giới hóa, tự động hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường, cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị; thúc đẩy hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong từng vùng và giữa các vùng. Quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng. Cụ thể trên các lĩnh vực như sau:

Về trồng trọt: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn. Quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo hướng linh hoạt, hiệu quả; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng có hiệu quả cao hơn. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vô cơ; khuyến khích sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ.

Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ chăn nuôi trang trại an toàn sinh học; quy hoạch, bố trí diện tích đất phục vụ cho việc chăn nuôi tập trung theo phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tỉnh Bắc kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để có cơ sở cho việc xây dựng Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; phát triển các giống bản địa, chăn nuôi hữu cơ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế và lợi thế cạnh tranh cao; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực chăn nuôi, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi; bố trí quỹ đất phù hợp cho phát triển chăn nuôi. Xử lý triệt để tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hoá chất không rõ nguồn gốc trong chăn nuôi; tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.

Về thuỷ sản: Phát triển nuôi trồng thủy sản có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả. Tập trung nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Khai thác lợi thế tự nhiên về phát triển cá nước lạnh gắn với du lịch sinh thái. Bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo hướng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học.

Phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần nâng cao đời sống người dân thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể.

Về lâm nghiệp: Tăng cường quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát động phong trào trồng rừng theo quy hoạch và kế hoạch hằng năm. Phát triển kinh tế rừng, bảo đảm vừa làm tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng, vừa tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân sống ở khu vực có rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển thị trường các-bon, tăng nhanh diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Nâng cao chất lượng rừng trồng, chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước và làm nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu. Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Rà soát, kiến nghị chuyển diện tích đất lâm nghiệp trên thực tế không có rừng sang đất sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản kết hợp với sản xuất lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm gỗ cao cấp tại các địa phương, hướng tới mục tiêu đưa ngành chế biến gỗ của tỉnh tham gia vào trục sản phẩm quốc gia.

  1. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho lao động nông thôn.
  2. Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bảo đảm thực chất và đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của người dân. Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản.
  3. Hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
  4. Tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn.
  5. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
  6. Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ.
  7. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp ở nông thôn.

Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, chủ trì đôn đốc, kiểm tra các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp tình hình triển khai, kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh./.

Nông Thị Cúc

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Danh mục dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ cung cấp thông tin trực...

Ngày 19 tháng 11 năm 2024 Sở Nông nghiệp & PTNT ban hành thông báo số 108/TB-SNN về danh mục dịch vụ công trực...

Hướng dẫn một số biện pháp khôi phục đàn gia cầm sau bão lũ

Sau bão lũ, nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn gia cầm nói riêng và vật nuôi nói chung là rất...

Chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi

Để chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024 -...

Hội thảo tổng kết mô hình trồng luân canh lạc – ngô ngọt theo...

Ngày 22/10/2024, tại hội trường UBND xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND xã...

Công tác bảo vệ vật nuôi thuỷ sản trong mùa mưa lũ

Chuẩn bị, gia cố lại bờ ao, khung lồng bè nuôi - Trước mùa mưa lũ bà con cần kiểm tra, vệ sinh,...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

001038
Hôm nay : 23
Trong tháng : 2936
Trong năm : 26483
Tổng : 57097
Skip to content