Tiềm năng chăn nuôi lợn rừng, lợn lai rừng, lợn đen địa phương tại xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn

Nhận thấy tiềm năng phát triển của giống lợn rừng, lợn lai rừng, lợn đen địa phương là những giống lợn có sức đề kháng tốt, không kén thức ăn, dễ nuôi dễ thích nghi với điều kiện sống tại địa phương, anh Lý Văn Minh, thôn Khuổi Diễn, xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã liên kết cùng các thành viên thành lập Hợp tác xã OCOP Cốc Đán Ngân Sơn từ tháng 7/2021. Hợp tác xã (HTX) có ngành nghề hoạt động chính là chăn nuôi gia súc, gia cầm và sản phẩm chủ lực của HTX là lợn rừng, lợn lai rừng, lợn đen địa phương.

Trước khi thành lập, anh Minh đã có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi lợn. Anh Minh cho biết “Lợn rừng, lợn lai rừng, lợn đen địa phương có sức đề kháng tốt, ít bệnh, nguồn thức ăn phong phú, dễ kiếm như cây chuối, cỏ voi, dây khoai lang… nên nuôi theo hướng bán chăn thả tiết kiệm được nhân lực, chi phí thức ăn. Ngoài thức ăn thô thì chăn thêm thức ăn tinh như ngô, thóc để bổ sung dinh dưỡng, giúp đàn lợn lớn nhanh, chất lượng thịt ngon. Giá lợn đen bản địa ổn định từ 90.000-120.000 đồng/kg. Lợn hàng năm đều khan hàng, không có đủ cho khách. Giống lợn này giờ ít người nuôi, chủ yếu người dân vùng sâu, vùng xa nuôi chăn thả ở vườn, ở nương nên ngày càng khan hiếm. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ của người dân ngày càng cao, nhất là vào dịp Tết”.

Lợn được nuôi theo phương pháp bán chăn thả tại HTX.

Các thành viên trong HTX đều chăn nuôi cùng một quy trình. Lợn được nuôi theo hướng bán chăn thả, ngày thả ra bãi, tối nhốt tại chuồng, đến nay, HTX đã có 750 m2 chuồng trại với 01 ha bãi chăn thả. Bãi chăn thả được HTX đầu tư lưới B40 xung quanh để bảo vệ đàn lợn. Để bảo vệ môi trường, thành viên xây dựng chuồng trại khép kín, hệ thống biogas xử lý chất thải để hạn chế mùi hôi, tận dụng khí ga đun nấu, chất thải qua xử lý dùng tưới cỏ voi, chuối.

Nhờ việc phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện, tập quán địa phương, thu nhập mỗi thành viên ổn định đạt 4,5 triệu đồng/tháng. Dự kiến năm 2022 doanh thu đạt 2 tỷ đồng. Trong năm 2022, tổng đàn lợn của HTX có trên 500 con lợn các loại, các thành viên đang tập trung xây dựng chuồng trại để tiến tới đầu tư con giống, nhân đàn. Đối với lợn rừng, lợn lai rừng, lợn đen địa phương thời gian nuôi đến khi xuất bán từ 8 tháng đến 1 năm, trọng lượng mỗi con khoảng 50kg trở lên, thị trường tiêu thụ cơ bản ổn định trong và ngoài tỉnh.

Nhận thấy phát triển lợn rừng, lợn lai rừng, lợn đen địa phương là hướng đi nhiều tiềm năng, nhiều hộ có thể đầu tư phát triển tại địa phương. Đặc biệt cần định hướng phát triển chăn nuôi có sự liên kết, HTX sẽ từng bước mở rộng quy mô nuôi, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, trong thời gian tới HTX triển khai dự án liên kết theo Nghị quyết 01/2022/HĐND 27/4/2022 của HĐND tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.

Nguyễn Thị Huế

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000833
Hôm nay : 80
Trong tháng : 2447
Trong năm : 8823
Tổng : 39437
Skip to content