Hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh cây lạc có che phủ nilon

  1. Chọn đất

 Lạc có thể trồng trên đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông có thành phần cơ giới vừa và nhẹ thích hợp nhất là đất cát pha, thịt nhẹ dễ thoát nước.

Ảnh: Mô hình trồng thử nghiệm một số giống lạc mới áp dụng kỹ thuật che phủ nilon tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn
  1. Chọn giống

Trước khi gieo phải thử lại sức nẩy mầm của hạt, giống đạt tiêu chuẩn tốt phải đạt sức nẩy mầm trên 85%.

Chọn hạt tốt, mẩy, đồng đều không bị nấm bệnh hoặc mốc đem gieo.

  1. Thời vụ gieo trồng

– Vụ Xuân 15/01 – 30/3;

– Vụ Thu 30/6 – 15/7;

– Vụ Thu – Đông 25/8 – 10/9.

  1. Công tác chuẩn bị

4.1. Chuẩn bị nilon

Hiện nay sử dụng loại nilon trong suốt để phủ cho lạc. Tiêu chuẩn của tấm nilon: Độ mỏng 0,007 mm, độ truyền sáng > 70 %, độ đàn hồi > 100 % là phù hợp nhất cho lạc đâm tia và hiệu quả sử dụng cao nhất. Ống nilon có đường kính là 0,3m hay 0,6 m, khổ đúp 1,2 m hoặc 1,4 m có chiều dài 100-110 m/kg. Lượng nilon là 95-100 kg/ha (3,4-3,6 kg/sào).

4.2. Chuẩn bị đất và lên luống

– Chọn đất có thành phần cơ giới vừa và nhẹ dễ thoát nước.

– Cày sâu, bừa nhỏ tơi xốp, lên luống, sạch cỏ dại trước khi rạch hàng.

– Chiều dài luống 10-15 m tuỳ theo thửa ruộng, không lên dài quá.

– Rộng mặt luống là 1,0 m (với nilon khổ đúp, đường kính ống là 0,6 m) hoặc 1,2 m với nilon khổ đúp, đường kính ống là 0,7 m.

– Chiều cao luống 18-20 cm, khoảng cách giữa 2 luống là 0,25-0,3 m.

4.3. Chuẩn bị giống trước gieo

 – Trước khi gieo phải thử lại sức nẩy mầm của hạt, giống đạt tiêu chuẩn tốt phải đạt sức nẩy mầm trên 85 %.

– Kiểm tra lại tỷ lệ nẩy mầm trước khi gieo bằng 2 cách: Gieo thử trong cát ẩm hoặc tách nhân hạt để quan sát phôi và 2 lá mầm của giống. Nếu thấy phôi còn màu trắng hồng, lá mầm không có biểu hiện xỉn mốc là hạt còn tốt.

– Nên ngâm hạt giống vào nước có nhiệt độ 30-35oC trước khi trồng trong thời gian 15-20 phút cho lạc ngấm đều nước, sau đó cho hạt giống ra rổ để thoát hết nước, rồi tiến hành xử lý hạt với thuốc trừ nấm: Manage 5 WP hay Bunfer 250 EC hay Topsin M-70 WP. Chú ý không ngâm hạt giống quá lâu trong nước, lạc dễ bị mất sức nẩy mầm và khi gieo đất phải đủ ẩm.

4.4. Chuẩn bị phân bón

– Lượng bón cho ha: 1,2 tấn Phân hữu cơ vi sinh (8 tấn PC)  + 120 kg Đạm Urê + 600 kg Lân supe + 150 kg Kali clorua  + 500 kg vôi bột.

  1. Các bước tiến hành

5.1. Trồng lạc xuân:

Bước 1: Sau khi lên luống, rạch hàng sâu 8-10 cm, dọc theo chiều dài luống.

Bước 2: Bón lót toàn bộ lượng vôi, phân chuồng, đạm, kali, lân vào hàng đã rạch sẵn, sau đố lấp phân để lại độ sâu 4-5 cm.

Bước 3: Sau khi lấp phân tiến hành gieo hạt (nếu đất khô thì phải tưới đủ ẩm mới gieo). Gieo hạt xong, chú ý phủ hạt kín và san phẳng mặt luống.

Bước 4: Dùng thuốc diệt cỏ Ronsta 50% hay Achetochlor (0,75 – 1,0 kg/ha) phun đều mặt luống.

Bước 5: Dùng cuốc gạt nhẹ đất ở 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh rồi phủ nilon, căng thẳng nilon trên mặt luống, sau đó dùng cuốc vét đất ở rãnh ập nhẹ vào hai bên mép luống để cố định nilon đồng thời làm sạch gọn đất ở rãnh.

Bước 6: Khi lạc nhú lên khỏi mặt đất, dùng tay chọc lỗ cho mầm lạc ra ngoài nilon (hoặc dùng ống chụp đục lỗ để mầm lạc mọc ra ngoài). Sau đó dùng tay bới nhẹ đất xung quanh gốc để cho lá mầm lộ ra tạo điều kiện thuận lợi cho cành cấp 1 phát triển sớm, cành mập.

5.2. Trồng lạc Thu – Đông

Bước 1: Sau khi làm đất tơi xốp, lên luống, rạch 3-4 hàng, sâu 8-10 cm dọc theo chiều dài luống.

Bước 2: Bón lót toàn bộ lượng vôi, đạm, kali, lân trước và phân chuồng vào rạch có sẵn, sau đó lấp kín phân và san phẳng mặt luống.

Bước 3: Dùng thuốc diệt cỏ Ronsta 50 % hay Achetochlor (0,75-1,0 kg/ha) phun đều mặt luống (có hướng dẫn cụ thể ở vỏ chai).

Bước 4: Dùng cuốc gạt nhẹ đất ở 2 bên mép luống về phía rãnh rồi phủ nilon, căng thẳng nilon trên mặt luống, sau đó dùng cuốc vét đất ở rãnh ập nhẹ vào hai bên mép luống để cố định nilon đồng thời làm sạch gọn đất ở rãnh.

Bước 5: Sau khi phủ nilon xong, mặt luống được chia thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống và tiến hành đục lỗ nilon (bằng ống đục lỗ) khoảng cách theo kích thước hốc cách hốc 20 cm. Sau đó gieo hạt (gieo 2 hạt/hốc), đảm bảo mật độ 40 cây/m2. Hạt được gieo ở độ sâu 2,5-3,0 cm và phủ kín đất. Không nên vùi hạt quá sâu vì vào đầu vụ này thường gặp mưa to, đất ướt làm thối hạt hay cây yếu.

Bước 6: Vụ Thu Đông phủ nilon trước khi gieo hạt nên khi lạc bắt đầu mọc phải chú ý quan sát đề phòng khi gieo, hạt bị lấp dưới nilon, lúc đó dùng tay gẩy nhẹ cho mầm lạc ra khỏi nilon.

  1. Chăm sóc lạc

 – Trồng lạc theo kỹ thuật che phủ nilon không cần xới xáo, làm cỏ nhưng cũng chú ý vét cỏ rãnh (nếu có).

– Tưới nước vào các thời kỳ đâm tia – hình thành quả, quả trưởng thành – bắt đầu làm hạt và hạt trưởng thành – bắt đầu chín. Nếu chủ động nước thì có thể tưới bất kỳ giai đoạn nào khi cần, sao cho đảm bảo đủ độ ẩm yêu cầu của cây lạc, tưới rãnh ngập 2/3 luống để ngấm đều sau tháo cạn.

– Phun thuốc trừ sâu Sumidicin 0,2 % (nếu có) hoặc các thuốc khác.

– Phun thuốc bệnh Manage 5 WP hay Bunfer 250 EC hay Topsin M-70 WP ở nồng độ 0,1-0,3 %, phun 2 lần: Lần 1 sau gieo 40 ngày, lần 2 cách lần 1 là 20 ngày.

  1. Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch

Thử độ chín, khi số quả già đạt 85 % tổng số quả trên cây thì thu hoạch. Nhổ lạc có thể vặt quả hay đập quả. Chọn quả già, quả bánh tẻ riêng phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc ra là được. Để làm lạc giống nhất thiết phải phơi trên nong nia, cót, sân đất (không phơi trực tiếp trên nền gạch, xi măng). Sau khi phơi để nguội, cho vào bao, chum vại đậy kín để nơi khô mát.

Ngọc Phùng

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000833
Hôm nay : 99
Trong tháng : 2466
Trong năm : 8842
Tổng : 39456
Skip to content