Hiệu quả của mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Trong thời gian qua chính quyền các cấp và cơ quan chuyên môn của tỉnh Bắc Kạn đã tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt và hướng dẫn quy định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2021 của tỉnh đạt 316,39/167 ha, đạt 189% so với kế hoạch, lũy kế diện tích đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa năm 2018 – 2021 là 1.866 ha; diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vụ Xuân năm 2022 là 157/233,1 ha, đạt 67% kế hoạch. Trong đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm chủ yếu chuyển đổi sang trồng cây rau màu, một số diện tích cây trồng được chuyển đổi có liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra như các loại cây trồng: Bí xanh thơm, mướp đắng rừng, thạch đen, cây dược liệu… Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm chủ yếu trồng cây ăn quả có khả năng tiêu thụ như cam, táo, hồng không hạt… Với những diện tích chủ động nguồn nước, người dân có khả năng đầu tư nuôi trồng thuỷ sản đã chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Ảnh: Bí xanh thơm mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân xã Địa Linh, huyện Ba Bể

Qua thực tế sản xuất cho thấy, các mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây khác đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,5 đến 05 lần so với canh tác lúa. Cụ thể, trên đất canh tác 2 vụ lúa/năm cho thu nhập trung bình từ 50-60 triệu đồng/ha/năm; khi chuyển đổi sang trồng cây hàng năm (cây rau màu, bí xanh thơm, cây dược liệu, thạch đen….) cho thu nhập từ 150-250 triệu đồng/ha/năm (gấp 4-5 lần so với canh tác lúa); nếu chuyển sang trồng cây lâu năm như trồng cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, hồng không hạt, ổi) cho thu nhập trung bình từ 80-180 triệu đồng/ha/năm (gấp 1,5-3 lần so với canh tác lúa)… Điển hình như mô hình chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bí xanh thơm Bắc Kạn. Bí xanh thơm là sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bắc Kạn. Năm 2022, tỉnh Bắc Kạn có hơn 200 ha diện tích trồng bí xanh thơm, chủ yếu tại huyện Ba Bể, sản lượng ước đạt gần 8.000 tấn, thời gian thu hoạch từ tháng 6 năm 2022. Sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, chuỗi sản phẩm sạch, một phần đã được cấp chứng nhận VietGAP, chứng nhận hữu cơ PGS, chứng nhận OCOP 3 sao. Bí xanh thơm là giống bí bản địa đặc hữu của tỉnh Bắc Kạn có mùi thơm đặc trưng, khi chế biến có độ dẻo, vị đậm, hấp dẫn và là thức ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Với giá trị sản xuất đạt trên 250 triệu/ha, so với cây lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, cây bí xanh thơm đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Giờ đây đến thăm xã Địa Linh, xã Yến Dương của huyện Ba Bể ta sẽ bắt gặp những giàn bí xanh thơm sai quả trĩu giàn, đây cũng là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch mở ra cơ hội lớn để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch trải nghiệm nông nghiệp.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác, ngày càng thu hút sự quan tâm, thực hiện của người dân…/.

Nông Thị Cúc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Công tác bảo vệ vật nuôi thuỷ sản trong mùa mưa lũ

Chuẩn bị, gia cố lại bờ ao, khung lồng bè nuôi - Trước mùa mưa lũ bà con cần kiểm tra, vệ sinh,...

Ba hợp tác xã điển hình tiếp nhận vốn vay ưu đãi với lãi...

Với sứ mệnh “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người” trong năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có 03 hợp tác xã...

Chỉ đạo sản xuất cây trồng vụ Đông năm 2024

Để đảm bảo kế hoạch tăng trưởng của ngành, khắc phục và bù đắp thiệt hại do cơn bão số 3 (YAGI) gây ra...

Hướng dẫn phục hồi vườn cây ăn quả sau bão lũ

Để hướng dẫn bà con ổn định sản xuất, khắc phục thiệt hại sau mưa bão, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ban hành...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000995
Hôm nay : 60
Trong tháng : 1385
Trong năm : 20925
Tổng : 51539
Skip to content