UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021-2025

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, KTTT mà nòng cốt là HTX từng bước khẳng định được vai trò, vị trí trong phát triển kinh tế, xã hội. Hoạt động của các HTX giúp nâng cao thu nhập cho thành viên, người lao động và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; đồng thời, góp phần thay đổi tư duy của người dân và cán bộ, đảng viên về hình thức tổ chức sản xuất theo hướng hiệu quả và nhu cầu của thị trường. Ngày 29/12/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2596/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu chính đảm bảo nguồn lực thực hiện hỗ trợ khu vực KTTT, HTX tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2021 – 2025. Tập trung hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động của HTX, tạo động lực cho khu vực KTTT, HTX phát triển năng động, hiệu quả, bền vững theo chiều rộng và chiều sâu để KTTT, HTX từng bước trở thành thành phần quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

Theo đó phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có: 295 THT, 02 Liên hiệp HTX và 350 HTX; Thu nhập bình quân các thành viên hợp tác xã đạt 6 triệu đồng/người/tháng; trung bình mỗi hợp tác xã có từ 15 thành viên trở lên; có ít nhất 20% hộ nông dân sản xuất nông nghiệp tham gia thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc có liên kết sản xuất với hợp tác xã, doanh nghiệp. 100% số HTX, Liên hiệp HTX hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. Xử lý dứt điểm tình trạng các hợp tác xã đã ngừng hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. Trên 60%  HTX hoạt động đạt loại tốt, khá. Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt ít nhất 20%; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp để phấn đấu đến năm 2025 có trên 20 HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với nông sản; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, phấn đấu có khoảng 35% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. Xây dựng Trung tâm giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho các THT, HTX, Liên hiệp HTX tại trung tâm tỉnh (thành phố Bắc Kạn).

                                  Đóng gói sản phẩm tại HTX Nông nghiệp Tân Thành

Để đạt các mục tiêu trên, cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp như:

1. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, thể chế hóa các Nghị quyết, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về KTTT, HTX. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về bản chất, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong điều kiện mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan tổ chức và người dân; tránh tình trạng nhận thức không thống nhất, không đầy đủ, bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình hợp tác xã kiểu cũ; xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các Sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương tạo thành phong trào mạnh mẽ và bước chuyển đột phá để chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất từ quy mô hộ cá thể nhỏ lẻ sang hình thức hợp tác xã theo mô hình mới.

2. Triển khai cơ chế chính sách của trung ương, của tỉnh để hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể, HTX như: Đào tạo, bồi dưỡng, nguồn nhân lực, thành lập, củng cố HTX, chính sách xúc tiến thương mại, chính sách vốn….

3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể, HTX gắn với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với HTX, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, dự báo xu hướng phát triển, huy động các nguồn lực để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX; phổ biến nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tiêu biểu, hoạt động hiệu quả.

4. Huy động nguồn lực xã hội để phát triển KTTT, HTX: Tận dụng hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, người dân; huy động các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ, phát triển KTTT.

5. Tăng cường vai trò, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên minh HTX tỉnh. Tạo nguồn lực đảm bảo hoạt động cho Liên minh HTX tỉnh, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, nâng cao năng lực, tăng cường trách nhiệm của Liên minh HTX tỉnh với vai trò nòng cốt trong phát triển HTX, là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên.

6. Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng trên địa bàn tỉnh trong việc thúc đẩy phát triển KTTT, HTX. Các tổ chức chính trị – xã hội thành lập mới ít nhất 02 tổ chức KTTT; hỗ trợ ít nhất 02 tổ chức KTTT tiếp cận vốn vay, chính sách hỗ trợ; hỗ trợ ít nhất 02 tổ chức KTTT xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm OCOP, quảng bá sản phẩm.

Nguyễn Huế

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Công tác bảo vệ vật nuôi thuỷ sản trong mùa mưa lũ

Chuẩn bị, gia cố lại bờ ao, khung lồng bè nuôi - Trước mùa mưa lũ bà con cần kiểm tra, vệ sinh,...

Ba hợp tác xã điển hình tiếp nhận vốn vay ưu đãi với lãi...

Với sứ mệnh “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người” trong năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có 03 hợp tác xã...

Chỉ đạo sản xuất cây trồng vụ Đông năm 2024

Để đảm bảo kế hoạch tăng trưởng của ngành, khắc phục và bù đắp thiệt hại do cơn bão số 3 (YAGI) gây ra...

Hướng dẫn phục hồi vườn cây ăn quả sau bão lũ

Để hướng dẫn bà con ổn định sản xuất, khắc phục thiệt hại sau mưa bão, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ban hành...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000995
Hôm nay : 60
Trong tháng : 1385
Trong năm : 20925
Tổng : 51539
Skip to content