Quy trình thâm canh cây gừng theo hướng an toàn thực phẩm

Cây gừng được đánh giá là cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh Bắc Kạn, trong đó có các xã Yên Cư, Cao Kỳ, Hòa Mục đặc biệt là xã Tân Sơn của huyện Chợ Mới với diện tích trồng gừng hàng năm đến cả trăm ha. Cây gừng đã góp phần không nhỏ trong thay đổi cuộc sống kinh tế của người nông dân nhất là bà con dân tộc thiểu số thuộc các vùng đặc biệt khó khăn. Tuy vậy những năm gần đây trên cây gừng xuất hiện bệnh thối nhũn củ do vi khuẩn gây hại đã ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng củ, gây thiệt hại về kinh tế cho nhân dân trồng gừng.

Mô hình trồng cây gừng tại xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

 

Dự báo trong những năm tiếp theo do tác động của biến đổi khí hậu, sâu bệnh gây hại trên cây gừng sẽ phát triển mạnh và lây lan ra diện rộng ngày càng nghiêm trọng.

Thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm thường có mưa dông liên tục, độ ẩm không khí cao là điều kiện rất thuận lợi cho nấm bệnh, vi khuẩn phát triển và lây lan trên những diện tích trồng gừng liên tục nhiều năm, trước khi trồng không thực hiện công tác xử lý đất, giống.

Cây gừng thường được trồng ở những nơi địa hình đồi núi cao, dốc, xa nguồn nước nên việc phát hiện và tổ chức phòng trừ bệnh của người dân gặp nhiều khó khăn.

Người dân chưa thực hiện đúng, đủ quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh thối củ của các cơ quan chuyên môn nên bệnh gây hại nặng, tốc độ lây lan nhanh, hiệu quả của việc phòng trừ không cao.

Khi cây gừng bị nhiễm bệnh, phẩm chất củ sẽ bị giảm dẫn đến giá thành thấp, ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế cao, cải thiện dần đời sống khó khăn của bà con nông dân cần thực hiện tốt quy trình thâm canh cây gừng theo hướng an toàn thực phẩm, hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến sản phẩm sạch, lợi nhuận kinh tế lớn.

  1. Kỹ thuật trồng gừng
  2. Thời vụ

Thời vụ trồng gừng tốt nhất là trong tháng 2 – 3, có mưa xuân, thuận lợi cho cây mọc nhanh và đều.

  1. Chuẩn bị giống

– Chỉ lấy củ gừng giống từ ruộng không bị nhiễm bệnh, được chọn lọc, phân loại, bảo quản tốt.

– Lượng gừng giống để trồng 1ha: 2.500 – 3.000kg (căn cứ vào từng điều kiện đất đai để bố trí lượng giống cho phù hợp).

– Ủ giống: Trước khi trồng khoảng 10 ngày, lấy gừng xếp rải trên sàn đảm bảo thoát nước, phía trên đậy phủ một lớp bao. Phun nước đủ ẩm 2 ngày 1 lần. Khi gừng nảy mầm thì dùng tay bẻ tách từng đoạn có 2 – 3 mầm.

– Xử lý nguồn bệnh trên củ giống: Ngâm củ giống trong thời gian 10 phút bằng các loại thuốc như Kasuran 47WP, Aliette 80WP… pha 20-25g thuốc/10lít nước, vớt ra để khô nước rồi đem trồng.

  1. Chuẩn bị đất và cách trồng

– Chuẩn bị đất: Gừng thích hợp với đất tốt, nhiều mùn, thoát nước tốt, loại đất thịt nhẹ hoặc cát pha.

Đối với đất đã trồng gừng, cần xử lý bằng vôi bột 500kg/ha.

Trồng trên đất tương đối bằng phẳng cày, bừa kỹ, lên luống rộng 80 – 90 cm, rãnh thoát nước 25 – 30cm.

Trồng trên đất dốc, thoát nước tốt thì sau khi dọn cỏ, tiến hành bổ hốc kích thước 20 cm x 20 cm.

– Cách trồng:

Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng so le nhau (kiểu nanh sấu), với hàng cách hàng 40-50cm và cây cách cây 30 – 40 cm (đất xấu trồng dầy, đất tốt trồng thưa); trồng trên đất đồi khoảng cách hốc cách hốc hoặc cây cách cây từ 25 – 30cm.

Đặt củ giống sâu 5 – 7cm, mầm hướng lên phía trên, lấy đất nhỏ phủ lên, ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ.

Trồng luân canh, trồng xen: Cây gừng hút nhiều chất dinh dưỡng trong đất nên sau khi trồng 2 – 3 năm phải luân canh với các cây trồng khác như ngô, đậu tương… để giảm thiểu ảnh hưởng đến năng suất, hạn chế sâu bệnh. Gừng trồng xen được với nhiều loại cây khác nhau như cây ăn quả, cây rừng mới trồng…

  1. Bón phân

* Lượng phân bón cho 01 ha: Phân chuồng hoai mục 15.000 kg (hoặc phân hữu cơ vi sinh 3.000 – 4.000kg); đạm urê 300 kg; lân supe 600 kg; kali clorua 200 kg; vôi bột 500 kg.

* Cách bón:

– Bón lót: Toàn bộ phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh), phân lân và vôi.

– Bón thúc:

+ Bón thúc lần 1: 20 – 30% đạm urê + 20 – 30% kali clorua.

+ Bón thúc lần 2: 30 – 40% đạm urê + 30 – 40% kg kali clorua.

+ Bón thúc lần 3: Bón nốt lượng phân còn lại (Chú ý: Riêng lượng đạm urê giảm hoặc không bón nếu thấy cây tốt.

Rắc phân ở khoảng giữa hai khóm, xới đất phủ kín phân. Kết hợp bón thúc với làm cỏ, vun gốc.

Lưu ý: Khi bón phân cần căn cứ vào độ màu mỡ của đất và tình hình sinh trưởng của cây để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.

  1. Làm cỏ

+ Lần 1: Sau khi trồng được 25 – 30 ngày, kết hợp bón thúc lần 1, xới vun gốc và tạo thành rãnh thoát nước. Tuyệt đối không để gừng bị úng nước.

+ Lần 2: Sau khi trồng được 60 – 70 ngày, kết hợp bón thúc lần 2 và xới vun gốc.

+ Lần 3: Sau khi trồng được 120 – 130 ngày, kết hợp bón thúc lần 3.

 Không để cỏ dại mọc lấn át cây gừng; không để củ gừng lộ khỏi mặt đất.

  1. Phòng trừ sâu bệnh

– Một số loài sâu, bệnh có thể gây hại như: Bệnh cháy lá, bệnh thối củ do nấm, thối củ do vi khuẩn, rệp sáp, bọ trĩ, châu chấu, bọ dừa nâu, rầy trắng lớn, rầy xanh, dế dũi, bọ hung nhỏ, sâu đục thân…

– Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra thường xuyên, phát hiện sâu bệnh sớm để tập trung phòng trừ. Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp, cụ thể:

+ Biện pháp canh tác: Cày bừa làm cỏ, bón phân cân đối, hợp lý.

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học để đảm bảo duy trì thiên địch có ích, cân bằng sinh thái.

+ Biện pháp hoá học: Khi sâu, bệnh đến ngưỡng cần phòng trừ, sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo hướng dẫn trên nhãn của nhà sản xuất.

  1. Thu hoạch và bảo quản

– Thu hoạch khi lá gừng chuyển sang màu vàng, một số lá khô héo.

Sau khi cắt thân cây, đào cả khóm để tránh xây xát, rũ sạch đất, cắt sạch rễ, phân loại củ làm giống để riêng.

– Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Đào Thị Ngọc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Danh mục dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ cung cấp thông tin trực...

Ngày 19 tháng 11 năm 2024 Sở Nông nghiệp & PTNT ban hành thông báo số 108/TB-SNN về danh mục dịch vụ công trực...

Hướng dẫn một số biện pháp khôi phục đàn gia cầm sau bão lũ

Sau bão lũ, nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn gia cầm nói riêng và vật nuôi nói chung là rất...

Chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi

Để chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024 -...

Hội thảo tổng kết mô hình trồng luân canh lạc – ngô ngọt theo...

Ngày 22/10/2024, tại hội trường UBND xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND xã...

Công tác bảo vệ vật nuôi thuỷ sản trong mùa mưa lũ

Chuẩn bị, gia cố lại bờ ao, khung lồng bè nuôi - Trước mùa mưa lũ bà con cần kiểm tra, vệ sinh,...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

001038
Hôm nay : 111
Trong tháng : 3024
Trong năm : 26571
Tổng : 57185
Skip to content