Phương án sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2024

Để chủ động trong công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, ngày 13 tháng 6 năm 2024 UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 1024/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2024, nội dung cụ thể như sau:

  1. Mục tiêu chung

– Thực hiện sản xuất đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2024 đạt trên 4,2%, trong đó:

+ Tổng diện tích cây trồng vụ Mùa đạt 23.963 ha, tổng sản lượng 131.828 tấn.

+ Tổng diện tích các loại cây trồng vụ Đông 2024 đạt 1.523 ha, tổng sản lượng đạt trên 16.475 tấn.

– Điều chỉnh hoạt động sản xuất chăn nuôi tại địa phương phù hợp với tình hình thực tiễn phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 về sản lượng thịt hơi xuất chuồng trên 30.429 tấn, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 2.980 tấn.

– Thực hiện tốt công tác trồng rừng và khai thác lâm sản, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp bền vững.

  1. Mục tiêu cụ thể

2.1. Vụ Mùa 2024

– Đối với sản xuất trồng trọt vụ mùa năm 2024 (đối với một số cây trồng chính), trong đó:

+ Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ Mùa đạt 93.761 tấn, trong đó cây lúa gieo cấy 14.079 ha, sản lượng đạt 68.838 tấn; cây ngô gieo trồng 5.534 ha, sản lượng đạt 24.923 tấn.

+ Tiếp tục sản xuất cây trồng lợi thế của địa phương để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng cả năm, trong đó diện tích gieo trồng đạt 4.350 ha, sản lượng ước đạt 38.067 tấn.

+ Tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu cây trồng chính được giao tại các Đề án, Kế hoạch của UBND tỉnh để hoàn thành các chỉ tiêu giao cả năm, đặc biệt là thực hiện các quy trình sản xuất để được cấp giấy chứng nhận ATTP, VietGAP, hữu cơ, trồng mới theo kế hoạch.

– Đối với sản xuất chăn nuôi: Phấn đấu sản lượng thịt hơi các loại đạt 16.287 tấn. Sản lượng thuỷ sản đạt 2.083 tấn.

– Đối với lâm nghiệp:

+ Phấn đấu trồng rừng 3.485 ha đạt 100% kế hoạch.

+ Sản lượng gỗ khai thác phấn đấu đạt 345.000 m3.

+ Tiếp tục đôn đốc thực hiện hiệu quả công tác giao khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên.

– Thực hiện quản lý, khai thác các công trình thủy lợi để đảm bảo cấp nước tưới tiêu chủ động cho khoảng 9.304 ha lúa; 460 ha màu và 135 ha diện tích nuôi trồng thủy sản vụ Mùa và 104,90 ha màu vụ Đông.

2.2. Vụ Đông năm 2024

– Tập trung sản xuất các loại cây trồng theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng cây trồng; từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, ưu tiên tập trung sản xuất các loại cây trồng có liên kết, bao tiêu sản phẩm.

– Phấn đấu tổng diện tích các loại cây trồng vụ Đông 2024 đạt trên 1.523 ha, tổng sản lượng đạt trên 16.475 tấn; ưu tiên tập trung sản xuất các loại cây trồng có liên kết, bao tiêu sản phẩm để nâng cao giá trị sản xuất.

  1. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện

3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

– Chủ động, quyết liệt trong công tác chỉ đạo sản xuất, bám sát các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Chủ động triển khai, thực hiện Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 21/02/2024 về việc thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2024; vận dụng các chính sách và nguồn lực hiện có để hỗ trợ thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Kịp thời nắm bắt những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đề xuất các giải pháp và chính sách hỗ trợ để đảm bảo hoàn thành mục tiêu của Đề án.

– Thực hiện tốt công tác kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp tại cơ sở, đặc biệt vào thời điểm trước khi bước vào vụ sản xuất. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh cây giống, con giống kém chất lượng, giống không rõ nguồn gốc, gây thiệt hại cho người dân.

– Thường xuyên kiểm tra đôn đốc sản xuất tại cơ sở, kịp thời tháo gỡ những khó khăn tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX, đồng hành cùng nông dân sản xuất có hiệu quả.

– Chỉ đạo, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ 03 chương trình Mục tiêu quốc gia, nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ thúc đẩy phát nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 6 tháng cuối năm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024.

3.2. Công tác tuyên truyền

– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung các văn bản, kế hoạch, cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh liên quan đến thực hiện Phương án sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2024 đến từng xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp, HTX để triển khai sản xuất có hiệu quả đạt mục tiêu đề ra.

– Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức liên kết tổ hợp tác, HTX để thuận lợi trong quá trình đầu tư, chăm sóc cũng như tiêu thụ sản phẩm.

– Quan tâm chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn, trong đó đẩy mạnh tập huấn sản xuất theo quy trình VietGAP, sản xuất hữu cơ; ưu tiên kinh phí hỗ trợ sản xuất có chứng nhận, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

– Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành của Chính phủ về chuyển đổi đất trồng lúa. Phổ biến nội dung các Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2024 thông qua các phương tiện truyền thông, hội nghị, họp giao ban,… đến các cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp, HTX và các hộ sản xuất trên địa bàn để tổ chức triển khai thực hiện.

3.3. Công tác chuyên môn

3.3.1.Trồng trọt:

– Bố trí bộ giống lúa phù hợp theo từng vùng sản xuất, những giống có cùng thời gian sinh trưởng và đặc điểm sinh học giống nhau cần bố trí tập trung tạo vùng sản xuất với diện tích lớn, để thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch; thời gian cấy hoàn thành trong tháng 7; ưu tiên sử dụng các giống có năng suất, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn để đảm bảo thời gian triển khai các cây trồng vụ Đông năm 2024. Đối với các địa phương có điều kiện phù hợp, khuyến khích mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa Japonica J02.

Làm đất chuẩn bị cho sản xuất vụ Mùa tại xã Thanh Thịnh, huyện Chợ Mới.

– Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa bằng các cây trồng có giá trị kinh tế cao như bí đỏ, bí xanh, dưa các loại, đậu đỗ các loại…, cây ăn quả, dược liệu đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

– Tập trung phát triển, mở rộng diện tích cây trồng theo lợi thế của từng địa phương, nhằm bù đắp sản lượng thiếu hụt do thiên tai gây ra, đồng thời mở rộng diện tích trên những diện tích cây khác đã giao trong vụ Xuân năm 2024 nhưng chưa đạt kế hoạch.

– Hướng dẫn nông dân gieo trồng đảm bảo theo khung thời vụ đối với từng loại cây trồng; thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật từ khâu gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch.

– Làm tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh; tham mưu kịp thời cho các cấp, ngành chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh đảm bảo an toàn, hiệu quả; quản lý tốt chất lượng và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

– Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ trồng trọt.

– Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất giống cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm để đảm bảo có đủ lượng giống tốt phục vụ Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2024. Rà soát lại toàn bộ cây đầu dòng đã được công nhận; có chế độ quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng cây giống đầu dòng…; tiếp tục tiến hành bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, cây có đủ kiện sản xuất giống theo đúng quy định nhằm cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất cây giống; không để người dân sử dụng giống cây không rõ nguồn gốc hoặc do người dân tự nhân giống mà không qua tuyển chọn.

3.3.2. Chăn nuôi, thủy sản:

– Triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và động vật thủy sản theo Phương án kèm theo Quyết định số 82/QĐ-UBND ngày 16/01/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn, trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng trên địa bàn.

– Trên cơ sở kết quả đạt được của sản xuất 6 tháng đầu năm, căn cứ vào nhu cầu thị trường, khả năng xuất bán của từng loài vật nuôi và thế mạnh phát triển sản xuất chăn nuôi tại địa phương, chính quyền các cấp chỉ đạo, hướng dẫn người dân tập trung phát triển chăn nuôi vụ mùa phù hợp đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao.

– Khuyến khích các tổ chức, cá nhân chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, có liên kết chuỗi kết nối thị trường; các trang tại thực hiện tốt việc áp dụng quy trình chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi gắn với bảo vệ môi trường nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi, ổn định đầu ra cho sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

– Đối với công tác nuôi trồng thủy sản cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuạt để người dân thay đổi phương thức nuôi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và sử dụng nuôi một số giống thuỷ sản đạt năng suất cao nhằm tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nuôi tại địa phương.

– Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ hạn chế dịch bệnh lây lan qua đường vận chuyển; tăng cường kiểm tra, giám sát điều kiện chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y của các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ theo quy định.

3.3.3. Lâm nghiệp:

– Tiếp tục đôn đốc thực hiện trồng rừng đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó chú trọng việc trồng các loài cây gỗ lớn, cây đa mục đích, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng.

– Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp thực hiện các quy định đối với sản xuất giống cây lâm nghiệp, chuẩn bị đủ cây giống đảm bảo chất lượng, đôn đốc người dân trồng rừng đúng khung thời vụ, đảm bảo cây trồng đạt tỷ lệ cây sống cao, tập trung trồng rừng xong trước ngày 30/8/2024.

– Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác lâm sản của các chủ rừng trên địa bàn, đặc biệt việc khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên trên diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

– Tăng cường quản lý đối với diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng tự nhiên (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) thuộc quy hoạch lâm nghiệp và diện tích rừng tự nhiên ngoài quy hoạch lâm nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về khai thác, phá rừng trái pháp luật.

– Tăng cường giám sát hoạt động tuần tra, kiểm tra rừng trên các diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất là rừng tự nhiên đã được giao khoán, hỗ trợ bảo vệ rừng.

– Nắm bắt thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện cháy sớm, tổ chức trực phòng cháy chữa cháy rừng và triển khai đồng bộ các giải pháp, phương án phòng cháy chữa cháy rừng từ tỉnh đến cơ sở.

3.3.4. Công tác thuỷ lợi và phòng chống thiên tai:

Chỉ đạo, phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức tuyên truyền về tình hình nguồn nước tới người dân để nâng cao ý thức trong việc sử dụng nước tiết kiệm; vận động nhân dân phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi tranh thủ lấy, trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường công tác quản lý, vận hành các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa để đảm bảo nguồn nước tưới và an toàn công trình trong mùa mưa lũ; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, tập trung sửa chữa nạo vét kênh mương, bảo dưỡng sửa chữa các trạm bơm và máy bơm; xây dựng kế hoạch tưới, phương án phòng, chống thiên tai và tăng cường công tác kiểm tra các công trình thủy lợi, công tác tưới phục vụ sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2024; chủ động thực hiện tốt phương án phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn.

3.3.5. Các nhiệm vụ khác:

Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, công tác phát triển nông thôn; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đảm bảo theo kế hoạch.

3.3.6. Tổ chức sản xuất – tiêu thụ sản phẩm cây trồng vụ Đông

– Chính quyền và các tổ chức đoàn thể cơ sở, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực sản xuất vụ Đông nhằm nâng cao thu nhập; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tham gia đầu tư và tiêu thụ nông sản vụ Đông cho nông dân.

– Chỉ đạo các hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện liên kết chặt chẽ trong tổ chức sản xuất từ khâu gieo trồng đến thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Phương án sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2024 theo đúng nội dung được phê duyệt và quy định hiện hành của Nhà nước./.

BBT

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn một số biện pháp khôi phục đàn gia cầm sau bão lũ

Sau bão lũ, nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn gia cầm nói riêng và vật nuôi nói chung là rất...

Chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi

Để chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024 -...

Hội thảo tổng kết mô hình trồng luân canh lạc – ngô ngọt theo...

Ngày 22/10/2024, tại hội trường UBND xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND xã...

Công tác bảo vệ vật nuôi thuỷ sản trong mùa mưa lũ

Chuẩn bị, gia cố lại bờ ao, khung lồng bè nuôi - Trước mùa mưa lũ bà con cần kiểm tra, vệ sinh,...

Ba hợp tác xã điển hình tiếp nhận vốn vay ưu đãi với lãi...

Với sứ mệnh “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người” trong năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có 03 hợp tác xã...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

001028
Hôm nay : 119
Trong tháng : 1744
Trong năm : 25291
Tổng : 55905
Skip to content