Kỹ thuật trồng, chăm sóc và tỉa thưa rừng trồng mỡ

(Áp dụng tiêu chuẩn ngành QTN24-82 – Quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng Mỡ trồng thuần loại ban hành kèm theo Quyết định số 1222/QĐ/Kth ngày 15/12/1982 của Bộ Lâm nghiệp).

1.Điều kiện khí hậu đất đai vùng trồng cây Mỡ

a) Khí hậu:

Vùng trồng Mỡ phải đạt các điều kiện: Nhiệt độ trung bình năm từ 22 0C đến dưới 24 0C; lượng mưa trong năm trên 1.600mm.

b) Đất rừng kiệt, rừng mới khai thác trắng, rừng nứa, rừng nứa xen cây bụi, phong hóa trên phiến thạch sét, phiến thạch mi ca, phún suất chua, sa phấn thạch, lượng mùn từ trung bình trở lên (trên 2%); tầng đất sâu từ 60 cm trở lên, xốp ẩm. (Không trồng Mỡ trên đất có thực bì: Cỏ tranh, đồi trọc, đất có cây bụi thấp, nứa tép mọc cằn cỗi).

Tham quan rừng trồng cây mỡ tại xã Cư Lễ huyện Na Rì

2. Kỹ thuật trồng rừng cây Mỡ

a) Mật độ trồng: 2.000 cây/ha (cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2,5 m).

b) Thời vụ trồng: Trồng vụ Xuân  – Hè: Từ tháng 2 đến tháng 6, trồng vào những ngày mưa kéo dài trời râm mát, đất đủ ẩm, không có gió to.

c) Nguồn giống, tiêu chuẩn cây giống:

– Nguồn giống: Hạt giống thu từ nguồn giống được công nhận hoặc từ cây mẹ được chọn lọc từ các lâm phần có địa chỉ rõ ràng…

– Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây giống được ươm trồng trong bầu nilon Polyetylen có kích thước: Chiều cao = 16cm, đường kính = 10 cm; ươm trong vườn ươm từ 4 tháng đến 6 tháng; chiều cao cây từ 40 cm trở lên, đường kính gốc từ 0,4 cm trở lên, khỏe mạnh, không bị cụt ngọn, sâu bệnh.

d) Phát trắng, rải đều trên toàn bộ diện tích lô để đốt hoặc dọn sống theo hàng (nếu đốt phải làm đường băng cản lửa và có người theo dõi kiểm tra trong quá trình đốt), thời gian hoàn thành cuối tháng 02 hàng năm.

đ) Làm đất:

– Cuốc hố: Cuốc theo phương pháp thủ công, các hố bố trí cuốc theo hình nanh sấu, kích thước 30 x 30 x 30 cm, khi cuốc để riêng tầng đất mặt sang một bên và tầng phía dưới sang một bên, thời gian hoàn thành trước khi lấp hố ít nhất là 10 ngày.

– Lấp hố: Dùng lớp đất mặt và lớp đất tơi xốp xung quanh lấp đầy hố theo hình mâm xôi. Lấp hố trước khi trồng từ 10 đến 15 ngày.

e) Thời vụ trồng: Trồng rừng từ tháng 3 đến tháng 8, chọn ngày thời tiết thuận lợi (mưa ẩm hoặc râm mát) để tổ chức trồng rừng, kết thúc trồng rừng trước 15 tháng 8 hàng năm.

f) Kỹ thuật trồng cây: Moi một lỗ ở giữa hố sâu 15 cm, rộng đủ đặt vừa bầu cây, xé bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng giữa hố, mặt trên của bầu thấp hơn mặt hố từ 1,5 đến 2 cm; lấp đất tơi nhỏ (loại bỏ đá, cỏ dại) cao đến 2/3 bầu, nén chặt xung quanh bầu (tránh làm vỡ bầu); tiếp tục lấp đất tới đường kính cổ rễ, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 1,5 cm đến 2 cm cho kín cổ rể.

3. Chăm sóc rừng trồng

a) Năm thứ nhất: Sau khi trồng được 1 – 1,5 tháng, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo, cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

+ Rẫy cỏ, xới vun xung quanh gốc cây trồng đường kính rộng 0,8 m.

+ Trồng dặm lại những cây bị chết, gỡ dây leo cuốn cây, chống lại cây bị đổ, đất vùi.

Chăm sóc lần 2: Vào tháng 8-9, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

b) Năm thứ hai: Chăm sóc 3 lần.

– Chăm sóc lần 1: Vào tháng 3-4, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

+ Dẫy cỏ, xới vun xung quanh gốc cây trồng đường kính rộng 0,8 m.

-Chăm sóc lần 2: Vào tháng 6-7, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

-Chăm sóc lần 3: Vào tháng 8-9, nội dung chăm sóc :

+ Phát sạch cỏ, dây leo,cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

c) Năm thứ ba: Chăm sóc 2 lần.

– Chăm sóc lần 1: Vào tháng 5-6, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo,cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

 – Chăm sóc lần 2: Vào tháng 8-9, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo,cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

d) Năm thứ tư: Chăm sóc 1 lần vào tháng 4-5, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo,cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

4. Tỉa thưa rừng trồng

a) Điều kiện rừng Mỡ đưa vào tỉa thưa:

– Rừng Mỡ kinh doanh gỗ giấy: Tỉa thưa 2 lần:

+ Lần 1: Khi rừng ở tuổi 4 đến 5 tuổi, độ tàn che của rừng từ 0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa thưa 1.250 cây/ha.

+ Lần 2: Khi rừng ở tuổi 8 đến 9 tuổi, độ tàn che của rừng từ 0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa thưa 838 cây/ha.

– Rừng Mỡ kinh doanh gỗ lớn: Tỉa thưa 3 lần:

+ Lần 1: Khi rừng ở tuổi 4 đến 5 tuổi, độ tàn che của rừng từ 0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa thưa 1.250 cây/ha.

+ Lần 2: Khi rừng ở tuổi 8 đến 9 tuổi, độ tàn che của rừng từ 0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa thưa 625 cây/ha.

+ Lần 3: Khi rừng ở tuổi 13 đến 15 tuổi, độ tàn che của rừng từ 0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa thưa 400 cây/ha.

b) Mùa tỉa thưa:

Mùa tỉa thưa tốt nhất vào mùa khô hanh. Nhưng tùy điều kiện rừng, hoàn cảnh khí hậu, địa hình và đặc điểm tổ chức sản xuất mà mùa tỉa thưa được mở rộng sang các tháng khác, trừ tháng mưa nhiều.

5. Bảo vệ rừng

Áp dụng có hiệu quả các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng (không để người, gia súc phá hại), làm đường ranh cản lửa, làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại.

Quỳnh Thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nuôi cá Diêu hồng đạt chứng nhận VietGAP tại Bắc Kạn

Nuôi cá Diêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP là điều còn khá mới mẻ với người nuôi cá tại tỉnh Bắc Kạn, là tỉnh...

Chỉ đạo sản xuất vụ Xuân năm 2025

Để chủ động trong công tác chỉ đạo, chuẩn bị sản xuất, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu sản xuất, ngày 25 tháng...

Tập huấn nâng cao năng lực, kiện toàn tổ chức khuyến nông cơ sở

Để giúp các Tổ Khuyến nông cộng đồng các xã trên địa bàn tỉnh hoạt động và sử dụng có hiệu quả các nguồn...

Kết quả bước đầu triển khai mô hình nuôi cá Nheo mỹ trên hồ...

Mô hình nuôi cá Nheo mỹ trong lồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại hồ...

Tập huấn hướng dẫn khôi phục sản xuất sau bão lũ tại xã Đồng...

Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngày 25/11/2024 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

001078
Hôm nay : 89
Trong tháng : 183
Trong năm : 183
Tổng : 61665
Skip to content