Hội thảo tổng kết mô hình trồng luân canh lạc – ngô ngọt theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Ngày 22/10/2024, tại hội trường UBND xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND xã Lục Bình tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trồng luân canh lạc – ngô ngọt theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm năm 2024.Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bạch Thông; Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Bạch Thông, đại diện UBND xã Lục Bình, các hộ dân tham gia mô hình và ngoài mô hình.

Mô hình luân canh ngô ngọt – lạc  theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm được triển khai tại xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, diện tích thực hiện vụ xuân 3,74ha trồng lạc với 61 hộ tham gia, vụ mùa 9,31 ha trồng ngô ngọt với tổng 124 hộ tham gia. Các hộ dân tham gia mô hình được nhà nước hỗ trợ 70% giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV, nilon che phủ theo quy trình kỹ thuật; hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật, hội thảo tổng kết mô hình.

Hội thảo tổng kết mô hình trồng luân canh lạc – ngô ngọt theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Qua hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình: Cây lạc vụ xuân năng suất trung bình đạt 2 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 26.900.000đ/ha; cây ngô ngọt vụ mùa năng suất trung bình đạt 10 tấn/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư lãi khoảng 24.300.000đ/ha. Qua hạch toán cho thấy trồng một vụ ngô ngọt và một vụ lạc đầu tư khoảng trên 41 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí mua giống, vật tư phân bón lãi trên 51 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình trồng ngô ngọt tại xã Lục Bình, huyện Bạch Thông

Mô hình trồng luân canh lạc – ngô ngọt theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm đã giúp bà con nông dân tiếp cận với cây trồng giống mới, kỹ thuật sản xuất mới hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất truyền thống đại trà của địa phương. Mặt khác mô hình thực hiện theo chuỗi liên kết, kết nối với doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ đầu giúp người dân yên tâm tâm sản xuất, sản phẩm có đầu ra ổn định, hạn chế được tình trạng được mùa mất giá, là tiền đề cho việc phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các công ty chế biến xuất khẩu, tạo thành chuỗi liên kết bền vững giúp người dân tại địa phương có sinh kế và thu nhập bền vững, ổn định./.

Nguyễn Ninh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hiệu quả từ mô hình tăng cường bảo vệ môi trường và an toàn...

Thực hiện Kế hoạch số 683/KH-UBND ngày 11/10/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn về Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn...

KẾT QUẢ THỰC HIỆN XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI, PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP...

Với mục tiêu tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có xử lý thành phân bón hữu cơ cho cây trồng, tiết kiệm chi phí...

Ủ PHÂN HỮU CƠ TẠI MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI, ...

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các loại rác thải hữu cơ và chất thải trong quá trình chăn nuôi tại một...

Trồng rừng Vù hương – Hướng đi mới đầy triển vọng cho sinh kế...

Trước nhu cầu phát triển rừng sản xuất theo hướng bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao, mô hình...

Hiệu quả từ triển khai xây dựng mô hình sản xuất dong riềng

Dự án khuyến nông Trung ương “ Xây dựng mô hình sản xuất dong riềng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu sản xuất...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

001264
Hôm nay : 13
Trong tháng : 555
Trong năm : 12974
Tổng : 74456
Skip to content