Đoàn viên trẻ phát triển bún ngũ sắc

Nhắc đến mảnh đất Pác Nặm người ta nhớ đến những núi đá cao ngút, những cung đường dốc khó đi và con người thật thà, chăm chỉ, mến khách. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của xã Công Bằng, huyện Pác Nặm, chị Phan Thị Tố Mười – một đoàn viên trẻ có nhiều ước mơ và hoài bão khi khởi nghiệp tại quê hương. Bản thân đã gắn bó với nghề bún truyền thống của gia đình, chị nhận thấy khi kết hợp với những nguyên liệu tạo màu đơn giản, quen thuộc tại địa phương sẽ cho ra những sợi bún có màu sắc rất bắt mắt.

Vì thế, chị đã cùng các sáng lập viên thành lập Hợp tác xã Tố Mười (thôn Trung Hòa, xã Công Bằng, huyện Pác Nặm, Bắc Kạn) vào tháng 12/2020 với ngành nghề chính sản xuất, chế biến bún khô. Sản phẩm chính mà Hợp tác xã (HTX) lựa chọn phát triển là sản phẩm bún ngũ sắc.

Chị Phan Thị Tố Mười bên sản phẩm bún ngũ sắc của HTX.

Nguyên liệu để tạo nên sản phẩm bún ngũ sắc được HTX lựa chọn kĩ từ gạo Bao thai tại địa phương, sử dụng chất tạo màu từ rau củ quả như: Bí đỏ, lá cẩm, hoa đậu biếc, lá cây chùm ngây… vì vậy sợi bún dai, bóng, màu sắc bắt mắt. Ngoài màu sắc ưa nhìn, bún của HTX còn chứa nhiều loại dinh dưỡng như: Vitamin C, Vitamin K, Vitamin A, protein, carotene, vitamin B, canxi, photpho,… Hiện nay HTX đã thiết kế nhãn mác, bao bì và phát triển các dòng sản phẩm như: Bún trắng, bún vàng bí đỏ, bún tím lá cẩm, bún đỏ gấc, bún xanh chùm ngây.

Trong 9 tháng đầu năm 2022 HTX sản xuất, chế biến được 20 tấn bún các loại. Thị trường tập trung ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh… Giá bán giao trung bình là 35.000 – 50.000 đồng/kg. Doanh thu 9 tháng năm 2022 đạt 700 triệu đồng. Thu nhập thành viên đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Chị Phan Thị Tố Mười – giám đốc HTX cho biết “Bắt nguồn từ ý tưởng xôi ngũ sắc của đồng bào dân tộc Tày, HTX có đã thử nghiệm thành công đưa các màu sắc tự nhiên vào sợi bún, món ăn truyền thống, thân thuộc của người dân hàng ngày và sản xuất với quy mô lớn. Bún ngũ sắc được sản xuất theo phương pháp truyền thống và nguyên liệu tự nhiên nên đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng”.

Chị Phan Thị Tố Mười tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp nông thôn sáng tạo lần thứ 8 – năm 2022 (đứng thứ 7, từ trái sang phải).

Năm 2022, chị đã đưa sản phẩm bún ngũ sắc tham gia cuộc thi Khởi nghiệp thanh nhiên nông thôn và vinh dự được lọp vào vòng chung kết cuộc khi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp nông thôn sáng tạo lần thứ 8 – năm 2022 diễn ra vào tháng 10 năm 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức./.

 Nguyễn Huế  – Liên minh hợp tác xã 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hiệu quả từ mô hình tăng cường bảo vệ môi trường và an toàn...

Thực hiện Kế hoạch số 683/KH-UBND ngày 11/10/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn về Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn...

KẾT QUẢ THỰC HIỆN XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI, PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP...

Với mục tiêu tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có xử lý thành phân bón hữu cơ cho cây trồng, tiết kiệm chi phí...

Ủ PHÂN HỮU CƠ TẠI MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI, ...

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các loại rác thải hữu cơ và chất thải trong quá trình chăn nuôi tại một...

Trồng rừng Vù hương – Hướng đi mới đầy triển vọng cho sinh kế...

Trước nhu cầu phát triển rừng sản xuất theo hướng bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao, mô hình...

Hiệu quả từ triển khai xây dựng mô hình sản xuất dong riềng

Dự án khuyến nông Trung ương “ Xây dựng mô hình sản xuất dong riềng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu sản xuất...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

001263
Hôm nay : 31
Trong tháng : 541
Trong năm : 12960
Tổng : 74442
Skip to content