Xác minh nguyên nhân gây bệnh trên đàn dê của xã Bằng Vân

Theo thông tin của Báo Bắc Kạn đăng ngày 17/5/2022 có bài viết “Đàn dê mắc bệnh lạ, thiệt hại gần trăm triệu đồng”, tại hộ ông Hà Văn Sao, thôn Khu C, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn có đàn dê mắc bệnh lạ, chết rải rác từ cuối năm 2021 đến nay, gây thiệt hại kinh tế cho người dân. Để kiểm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, ngày 21/5/2022 Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ngân Sơn, đại diện UBND xã Bằng Vân đến kiểm tra thực tế đàn dê. Qua kiểm tra đàn dê đã xuất hiện bệnh và chết rải rác từ tháng 12/2021 đến nay, gia đình không báo cơ quan chuyên môn mà sử dụng thuốc nam để chữa trị, thậm chí sử dụng cả thuốc trừ sâu để phun trực tiếp vào các vết loét trên da con dê, đến thời điểm hiện nay tổng đàn còn 04 con dê cái, có biểu hiện như kém ăn, lở loét trên da, một số con đã đóng vẩy đen và lành vết loét. Để xác định nguyên nhân dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiến hành lấy 01 mẫu bệnh phẩm (biểu mô và huyết thanh) gửi đến Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương xét nghiệm bệnh tìm bệnh Đậu dê, kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh Đậu dê, nguyên nhân bệnh do ký sinh trùng trên da gây bệnh, làm lở loét, viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn dê.

Ảnh: Cán bộ thú y lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm

Trước thực trạng trên, để chăn nuôi phát triển ổn định, hạn chế thiệt hại kinh tế cho người dân, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Ngân Sơn chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện và Ủy ban nhân dân xã Bằng Vân cử cán bộ chuyên môn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tiếp tục theo dõi, giám sát diễn biến dịch bệnh và hướng dẫn cách chữa trị vết loét ngoài da trên đàn dê của hộ ông Hà Văn Sao, cung cấp hóa chất sát trùng và hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh của hộ ông Hà Văn Sao và các hộ chăn nuôi dê xung quanh, đồng thời tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để dê nhanh bình phục, nếu phát hiện bệnh lạ phải báo ngay cho cơ quan chuyên môn hoặc chính quyền địa phương để có biện pháp kịp thời xử lý; trước mắt tạm ngừng mua bán, vận chuyển dê sang các địa phương khác để phòng tránh dịch lây lan ra diện rộng.

Trước thực trạng trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người chăn nuôi khi phát hiện vật nuôi bị mắc bệnh cần chủ động báo cho cán bộ thú y ở địa phương, báo cáo chính quyền xã để từ đó có sự phối hợp với cơ quan chức năng để tìm nguyên nhân và biện pháp chữa trị. Chủ động tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi, thường xuyên vệ sinh chuồng trại và khu vực tổ chức chăn nuôi, thực hiện triệt để các biện pháp chống dịch theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn.

                                                                                                  Quang Hải

                                                                                    Chi cục Chăn nuôi và Thú y

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000823
Hôm nay : 97
Trong tháng : 1583
Trong năm : 7959
Tổng : 38573
Skip to content