Bệnh thán thư hại cây hồng không hạt

* Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum horii gây ra.

* Triệu chứng của bệnh:

– Trên cành: Nấm gây bệnh luôn xuất hiện trên các cành già ở các vườn đã bị bệnh từ trước, vết bệnh có màu nâu đen hình elip hoặc có thể liên kết tạo thành các vệt kéo dài, hơi lõm xuống. Trên các cành non, chồi non, ban đầu là những vết chấm có màu hơi đen hình ô van, e líp, hoặc nhỏ như mũi kim. Sau đó vết bệnh lớn dần và có màu đen hơi tím hoặc nâu tối, dễ dàng nhận thấy phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe của cây. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như thời tiết ấm và ẩm, các vết bệnh liên kết với nhau, làm cho toàn cành cây bị nhiễm bệnh gây hiện tượng rụng lá, cành khô và chết. Khi gặp điều kiện bất thuận, vết bệnh tuy không phát triển nhưng sợi nấm vẫn tiếp tục tấn công làm cho cành bị tổn thương, lớp vỏ cành tại nơi vết bệnh mục nát và cành dễ bị gãy khi gặp gió to.

– Trên lá: bệnh thường xuất hiện sau khi gây hại trên cành. Đầu tiên, bệnh thường xuất hiện ở cuống lá hoặc gân lá sau đó lan vào phiến lá. Vết bệnh lõm xuống hình tròn, hình ô van màu tím đậm cho tới nâu đen. Vết bệnh có thể phát triển rộng nhưng thường nhỏ hơn vết bệnh trên cành và hầu như chúng không liên kết với nhau. Bệnh gây hại trên cuống lá thường làm lá héo, rụng lá sau vài ngày nhiễm bệnh.

– Trên quả: Bệnh gây hại trong suốt vụ quả, từ khi quả hình thành cho tới khi thu hoạch. Vết bệnh trên quả lõm xuống, hình tròn hoặc hình ô van, màu từ tím đến tím đen, đường kính vết bệnh có thể 3-8mm. Ở giữa vết bệnh có màu trắng xám. Mâm bào tử mọc nổi trên bề mặt vết bệnh có màu vàng nâu. Nấm bệnh cũng tấn công trên cuống quả, tạo nên vết bệnh màu nâu đen. Khi thời tiết thuận lợi, các vết bệnh này liên kết với nhau gây hiện tượng rụng quả.

* Biện pháp phòng trừ:

Trong giai đoạn hiện nay cây hồng đang ra lộc, lộc hoa, cần chú ý áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh thán thư như sau:

– Thường xuyên thăm vườn.

– Đối với các diện tích đã nhiễm bệnh thán thư từ các năm trước, sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun phòng giai đoạn cây ra lộc như:  Cabrio Top 600WG, Score 250EC, Athuoc Top 480SC, Tadashi 700WP… liều lượng pha theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Thực hiện tỉa cành vào tháng tháng 4-5 hàng năm. Cắt bỏ những cành không cho quả, cành thấp, mọc ngang mặt đất, cành bên trong tán để tạo cho cây thông thoáng, giảm nguồn bệnh và dễ phòng chống sâu bệnh, thuận tiện chăm sóc, tạo cho cây có bộ tán cân đối, khỏe giúp cây quang hợp tốt./.

Lê Trọng Hà

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đứng cái (khối sơ khởi) – chín

Bón đón đòng: Khi lúa xuất hiện khối sơ khởi (cách nhận biết cây lúa có khối sơ khởi: 10% dảnh cái thắt...

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000843
Hôm nay : 27
Trong tháng : 288
Trong năm : 9487
Tổng : 40101
Skip to content