Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và rầy non đều tập trung ở phần gốc lúa để hút nhựa cây làm cho lá vàng, khô héo, bông lép, năng suất giảm, mật độ cao gây ra hiện tượng “cháy rầy”. Vết trích hút của rầy tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và gây bệnh, đặc biệt rầy lưng trắng là môi giới truyền virus gây bệnh lùn sọc đen.

Hiện nay, lúa xuân đang giai đoạn đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ. Thời tiết ấm nóng, mưa nắng xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho Bọ rầy tăng nhanh về mật độ, diện phân bố. Nếu không phòng, trừ kịp thời sẽ gây vàng lá, “cháy rầy”, giảm năng suất lúa.

Để phun trừ rầy đạt hiệu quả cao, bảo vệ lúa xuân bà con cần chú ý:

– Thường xuyên tự kiểm tra mật độ rầy trên ruộng, đặc biệt chú ý ruộng cấy các giống nhiễm, cấy dầy, bón nhiều đạm và những diện tích thường bị nhiễm rầy hàng năm. Cách kiểm tra như sau: mỗi ruộng cần kiểm tra 4-5 khóm ngẫu nhiên ở giữa ruộng, vạch và vỗ nhẹ vào gốc lúa (nếu ruộng có nước) hoặc quan sát ước chừng có khoảng 20 con/khóm hoặc 3 con/dảnh trở lên thì tiến hành phun trừ.

Kiểm tra mật độ bọ rầy.

– Đối với lúa giai đoạn trước trỗ bông, sử dụng thuốc nội hấp như: Nấm xanh Metarhizum, Tasieu 5WG, Sachray 200WP, Patox 95SP, Gà nòi 95SP, Sutin 5EC, Oshin 20WP…  khi phun thuốc hạ thấp vòi phun để trừ rầy tập trung dưới bẹ và gốc lúa.

Rầy tập trung gây hại ở dưới bẹ và gốc lúa.

– Đối với những ruộng có mật độ rầy cao trên 50 con/khóm phải phun kép 2 – 3 lần, cách nhau 5 – 7 ngày; dùng luân phiên các loại thuốc để tránh rầy kháng thuốc.

Ruộng lúa bị vàng do Bọ rầy gây hại.

Khi phun cần giữ nước trong ruộng ở mức 3 – 4cm để tiêu diệt được nhiều rầy. Phun theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc và tuân thủ ”kỹ thuật 4 đúng”.

Cần kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau phòng trừ rầy và tiếp tục theo dõi, tránh hiện tượng rầy bùng phát trở lại (tái nhiễm)./.

Phạm Thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tập huấn hướng dẫn khôi phục sản xuất sau bão lũ tại xã Đồng...

Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngày 25/11/2024 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND...

Danh mục dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ cung cấp thông tin trực...

Ngày 19 tháng 11 năm 2024 Sở Nông nghiệp & PTNT ban hành thông báo số 108/TB-SNN về danh mục dịch vụ công trực...

Hướng dẫn một số biện pháp khôi phục đàn gia cầm sau bão lũ

Sau bão lũ, nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn gia cầm nói riêng và vật nuôi nói chung là rất...

Chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi

Để chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024 -...

Hội thảo tổng kết mô hình trồng luân canh lạc – ngô ngọt theo...

Ngày 22/10/2024, tại hội trường UBND xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND xã...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

001040
Hôm nay : 31
Trong tháng : 3231
Trong năm : 26778
Tổng : 57392
Skip to content