Đánh giá tiến độ thực hiện mô hình trồng rừng kết hợp cây dược liệu làm giảm thiểu xói mòn, bồi lấp lòng hồ Ba Bể

Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với một số thiên tai chính gây mất ổn định tự nhiên khu vực hồ Ba Bể phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương” tại xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Mô hình trồng rừng kết hợp cây dược liệu làm giảm thiểu xói mòn, bồi lấp lòng hồ Ba Bể là một trong những nội dung thực hiện thuộc đề tài “Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với một số thiên tai chính gây mất ổn định tự nhiên khu vực hồ Ba Bể phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương” do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chủ trì thực hiện.

Trong 3 năm từ năm 2020 đến năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam triển khai thực hiện mô hình trồng rừng kết hợp cây dược liệu làm giảm thiểu xói mòn, bồi lấp lòng hồ Ba Bể với quy mô thực hiện 3,0 ha; 10 hộ tham gia tại thôn Bản Chán và thôn Nà Khâu, xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Mô hình trồng rừng kết hợp cây dược liệu có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu xói mòn, bồi lấp lòng hồ, lưu vực hồ Ba Bể, giúp nâng cao ý thức bảo vệ và khai thác hiệu quả, bền vững nguồn lợi từ rừng của bà con bản địa khu vực lân cận hồ Ba Bể. Các cây trồng được đưa vào thực hiện bao gồm: Cây Trám đen ghép, dẻ ván ghép và chè hoa vàng là những cây trồng đa mục đích, có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu của huyện Ba Bể.

Ảnh: Cây Dẻ ván ghép đã bắt đầu bói quả

Tham gia mô hình các hộ được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí giống, vật tư phân bón và được hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trong 3 năm thực hiện mô hình.

Qua kiểm tra kết quả thực hiện mô hình trồng rừng kết hợp cây dược liệu làm giảm thiểu xói mòn, bồi lấp lòng hồ mô hình đã đạt được mục tiêu và tiến độ đề ra. Mô hình đã thực hiện trồng được 660 cây Trám đen ghép; 660 cây Dẻ ván ghép; 4875 cây Chè hoa vàng. Hiện cây trồng của mô hình sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 90%, một số cây Dẻ ván ghép, cây Trám đen ghép đã bắt đầu cho bói quả; Đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu cho 90 lượt người tham gia.

Dự kiến mô hình sẽ tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình vào tháng 10- 11/2022./.

Quỳnh Thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hiệu quả từ mô hình tăng cường bảo vệ môi trường và an toàn...

Thực hiện Kế hoạch số 683/KH-UBND ngày 11/10/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn về Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn...

KẾT QUẢ THỰC HIỆN XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI, PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP...

Với mục tiêu tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có xử lý thành phân bón hữu cơ cho cây trồng, tiết kiệm chi phí...

Ủ PHÂN HỮU CƠ TẠI MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI, ...

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các loại rác thải hữu cơ và chất thải trong quá trình chăn nuôi tại một...

Trồng rừng Vù hương – Hướng đi mới đầy triển vọng cho sinh kế...

Trước nhu cầu phát triển rừng sản xuất theo hướng bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao, mô hình...

Hiệu quả từ triển khai xây dựng mô hình sản xuất dong riềng

Dự án khuyến nông Trung ương “ Xây dựng mô hình sản xuất dong riềng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu sản xuất...

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

001254
Hôm nay : 38
Trong tháng : 118
Trong năm : 12537
Tổng : 74019
Skip to content