Mô hình nuôi dúi của hội viên nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao

Dù đã 50 tuổi, nhưng bà Nguyễn Thị Ngoan ở xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn vẫn luôn miệt mài tìm hiểu các mô hình kinh tế hiệu quả với mong muốn nâng cao thu nhập cho gia đình. Nhận thấy dúi là con vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nên bà mạnh dạn nuôi thử và cho thu nhập mỗi năm từ 200-300 triệu đồng.

Dẫn chúng tôi đi tham quan chuồng nuôi dúi, bà Ngoan chia sẻ: “Trước kia đã từng đầu tư nuôi gà, nuôi lợn nhưng giá cả bấp bênh, hay bị dịch bệnh, có lứa nuôi bị lỗ. Tìm hiểu thông tin trên báo, đài thì thấy nuôi dúi rất mới lạ, nhưng lai cho hiệu quả kinh tế lại cao nên bà mạnh dạn đầu tư nuôi dúi”.

Bà Nguyễn Thị Ngoan bên trang trại nuôi dúi sinh sản của gia đình
Là người đầu tiên trong vùng đem con dúi về nuôi, nên bà Ngoan phải tự tìm tòi học hỏi kiến thức nuôi dúi qua mạng internet. Năm 2015, bà lấy 8 cặp dúi rừng về nuôi trong các ô chuồng lợn, sau vài tháng xuất bán, thấy hiệu quả nên năm 2017 gia đình bà đầu tư xây chuồng trại hết hơn 80 triệu đồng và đi tận Ninh Bình mua 80 cặp dúi giống, dúi mốc về để nuôi dúi thịt, dúi sinh sản.

Nhờ sự kiên trì và tích cực học hỏi, nên đàn dúi của gia đình bà sinh trưởng khỏe mạnh, số lượng dúi nuôi năm sau nhiều hơn năm trước. Từ năm 2017 đến 2019, sau khi trừ chi phí mỗi năm cho thu nhập trên dưới 200 triệu đồng.

Bà Ngoan cho biết thêm: Dúi có 4 loài khác nhau đó là dúi nâu, dúi mốc nhỏ, dúi mốc lớn, dúi má vàng, là loài động vật hoang dã nhưng dễ thuần chủng, dễ nuôi, ít tốn kém chi phí, không mất nhiều công chăm sóc và ít rủi ro. Đặc biệt dúi có sức đề kháng cao nên ít bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên vì thức ăn chủ yếu là rễ tre, thân mía, bắp, cỏ voi hoặc các phế phẩm nông nghiệp nên dúi dễ bị đau bụng, phải chú trọng chuẩn bị thức ăn sạch, khô ráo, phòng viêm đường ruột, bệnh ngoài da. Chuồng trại đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, kín gió giúp dúi có môi trường sống thuận lợi, duy trì nền nhiệt chuồng dúi không quá 330c. Nên bố trí nơi ít tiếng ồn, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào chuồng.Chuồng nuôi được ghép từ các viên gạch men cỡ lớn khoảng 40-50cm để thành các ô vuông chắc chắn, tránh để dúi bò ra ngoài hoặc cắn thủng chuồng. Đồng thời che chắn ở mức độ phù hợp để tạo ô râm mát, giống với môi trường hang dúi sống tự nhiên ở dưới lòng đất.

Thấy hiệu quả kinh tế cao nên năm 2020 bà Ngoan đầu tư xây thêm một trại nuôi dúi sinh sản, giá hiện nay nuôi dúi giống hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi dúi thịt. Riêng trong năm 2020 thu nhập từ dúi thịt, dúi giống gần 300 triệu đồng. Tuy thuộc họ chuột, nhưng dúi lại không có mùi hôi và sống khá sạch sẽ, phân dúi được ủ để làm phân bón cho cây, cỏ. Mỗi ngày dúi được cho ăn 2 lần, nếu buổi sáng được ăn rễ tre, thì chiều thay bằng thân mía. Ngoài ra cần bổ sung bắp ngô, rễ tre, rễ cỏ tranh,… để dúi có thêm chất dinh dưỡng.Đối với dúi vào giai đoạn sinh sản thì ăn ít hơn bình thường, phải tách chuồng nuôi riêng và thường xuyên quan sát tình trạng phát triển. Trung bình mỗi năm dúi mẹ sinh 3 lứa, mỗi lứa 2 – 3 con.Mỗi con non từ khi sinh ra khoảng 2 – 3 tháng là có thể đem bán làm con giống, những con dúi thương phẩm sau 6 – 7 tháng có thể đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5kg. Việc tiêu thụ cũng khá thuận lợi vì người mua đến tận nơi để mua dúi thịt. Trong quá trình ghép đôi dúi bố mẹ phải theo dõi thường xuyên xem chúng có cắn nhau không, sau khoảng 15 ngày thì tách đôi để dúi mẹ dưỡng thai và sinh con. Khi dúi sinh được 1 tháng thì chuyển sang chuồng nuôi riêng.

Thịt dúi là món ăn ngon, mát, giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm, canxi mà không gây béo. Hiện nay, 02 trang trại nuôi dúi thịt, dúi giống của bà Ngoan luôn duy trì trên 1.000 con. Trong tháng 8/2021 xuất bán 35 cặp dúi giống, mỗi cặp nặng bình quân 700 gam với giá trên 800 .000 đồng, doanh thu 28 triệu đồng; 146 kg dúi thịt doanh thu 62 triệu đồng. Dự kiến trong năm 2021 bà sẽ thu về gần 300 triệu đồng từ loài gặm nhấm này.

Ngoài nuôi dúi, gia đình bà duy trì nuôi lợn đen 2 lứa, nuôi gà thịt, gà giống, trồng bí xanh, bán hàng tạp hóa, thức ăn gia súc, gia cầm và thu thêm từ các nguồn này gần 200 triệu đồng. Gia đình bà nhiều năm liền đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Anh Mùng Văn Hà – Chủ tịch Hội Nông dân xã Phúc Lộc cho biết: Với kinh nghiệm nuôi dúi nhiều năm của mình, bà Ngoan nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho nhiều hộ dân có nhu cầu. Thời gian tới bà tiếp tục mở rộng quy mô, liên kết chăn nuôi dúi. Tại xã Phúc lộc nuôi dúi hiện đang là một hướng đầu tư mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân./.

Theo hoinongdan.backan.gov.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000832
Hôm nay : 115
Trong tháng : 2366
Trong năm : 8742
Tổng : 39356
Skip to content