Kỹ thuật trồng cây khôi nhung tía

  1. Tên loài

– Tên thường gọi: Khôi, lá Khôi.

– Tên địa phương: Khôi tía, Khôi lá to, Chẩu mã thày.

– Tên khoa học: Ardisia silvestris Pitard

– Họ thực vật: Đơn nem (Myrsinaceae)

Cây Khôi nhung tía
  1. Đặc điểm nhận biết

– Cây lá khôi thuộc loại cây bụi, cao tới 2m, mọc thẳng đứng, thân rỗng, xốp, ít phân nhánh.

– Lá mọc so le, thường tập trung ở các nhánh bên và đầu ngọn; phiến lá thon, nguyên; mép có răng cưa nhỏ, mịn, dài từ 25 –  40cm, rộng 6-10cm; mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới tím, gân nổi hình mạng lưới.

– Hoa mọc thành chùm dài 10 – 15cm. Hoa màu trắng pha hồng tím, gồm 5 lá dài và 3 cánh hoa. Hoa nở tháng 5 – 7.

– Quả mọng khi chín màu đỏ. Mùa quả tháng 7 – 9.

  1. Đặc điểm phân bố, sinh thái

Khôi thuộc loại cây bụi, ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc dưới tán rừng nguyên sinh và thứ sinh nơi ẩm nhiều mùn, ven suối.

Phân bố rộng ở nhiều tỉnh như: Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa…

  1. Giá trị sử dụng

Lá Khôi có thành phần hóa học là Tanin và Glucosid.

Lá khôi nhung không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt.

Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mãn tính; giúp giảm nhanh các triệu trứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng rát, đau vùng thượng vị; giúp bổ tỳ vị, tăng cường chức năng tiêu hóa.

  1. Kỹ thuật nhân giống

Có thể gây trồng từ hạt hoặc từ hom. Tuy nhiên, do nguồn hạt tự nhiên có hạn, hầu hết cây được gây trồng từ hom.

5.1. Nhân giống bằng hạt

* Bước 1: Hái quả: Chọn quả chín màu đỏ hái về ủ 1 – 2 ngày.

* Bước 2: Đem đãi sạch vỏ, lấy hạt.

* Bước 3: Gieo hạt ngay trên luống, phủ lớp đất mỏng lên trên.

* Bước 4: Chăm sóc: Hàng ngày tưới đủ ẩm.

Lưu ý: Luống giâm bằng cát hoặc đất ẩm, bằng phẳng. Đề phòng kiến, dế ăn cây mạ bằng cách tưới nước vôi trên mặt luống.

* Bước 5: Cấy cây: Khi cây mạ nảy mầm dùng cây mỏng nhổ cây cấy vào bầu nilon kích thước 9x12cm đã đóng sẵn.

Xếp bầu trên luống.

Cấy cây xong tưới nước ngay, phía trên làm dàn che bóng khoảng 50 – 70%.

5.2. Nhân giống bằng hom

Bước 1: Làm luống giâm hom

Làm luống đất phẳng, rộng 1m, tưới ẩm.

2-4 giờ sau khi giâm hom, xử lý luống giâm hom bằng KMnO4 (1-2%) hay Vibenlat (2 – 3%) tưới 2 – 3 lít/m2.

Bước 2: Chọn và tạo hom

Chọn đoạn hom bánh tẻ 1 -2 tuổi, đường kính thân 1- 2cm.

Không lấy hom quá non trên ngọn hoặc quá già dưới gốc cây.

Cắt hom vào sáng sớm hoặc chiều muộn (mùa hè) hoặc bất kể thời gian nào trong mùa xuân, không nên lấy hom vào mùa thu khô hạn.

Cắt cành thành đoạn dài 15 – 20 cm, bỏ bớt lá, chỉ để lại 1 – 2 lá.

Cắt bỏ đầu lá, chỉ giữ lại 1/3 góc lá.

Nhúng gốc họm vào thuốc kính thích ra rễ TIG, IBA hoặc NAA 1 ppm.

Giâm ngay vào túi bầu đã đóng sẵn trên luống hoạc giâm trên luống, độ sâu 5-7 cm, trên mặt luống phải có các thanh tre, nứa xếp ngang để hom không bị đổ.

Cấy hom thẳng gốc so với mặt đất.

Khoảng cách giữa các hom là 10×10 cm, cấy hom sâu 3 -5 cm.

Lưu ý: Luống giâm hom được làm đất tơi xốp, tốt nhất là đất cát pha trộn phân chuồng hoai để tạo cho rễ phát triển thuận lợi.

Sau khi cấy cây lên luống, phủ rơm khô hoặc ràng ràng khô lên trên các thanh tre, nứa xếp ngang để dữ độ ẩm ổn định.

Che phía trên luống bằng bằng tấm lưới nilon đen để che nắng cho luống.

Xung quanh rào kín chống gia súc, gia cầm phá hoại.

Hàng ngày tưới nước sạch 1 lít/m2 để giữ ẩm.

Theo dõi tình hình sâu bệnh.

Sau 1 – 2 tháng làm cỏ, phá váng quanh gốc cây.

Sau 3 – 5 tháng, tưới bón phân đạm và lân pha tỷ lệ 1% (hòa 0,5kg lân với 100 lít nước), tưới 2 – 3 lít/m2.

Tưới bằng nước sạch để phân không dính trên lá.

5.3.Tiêu chuẩn xuất vườn

Cây được sản xuất từ hom cành và được giâm hom trong túi bầu PE; cây đạt 5 – 6 tháng tuổi; chiều cao cây từ 25- 30cm; đường kính gốc cây 0,5cm; cây có bộ rễ phát triển không bị sâu bệnh.

  1. Kỹ thuật trồng

6.1. Xử lý thực bì

– Xử lý thực bì theo băng;

– Xử lý toàn bộ cây bụi và dây leo, để chừa lại toàn bộ cây gỗ tái sinh làm che bóng cho cây khôi phát triển.

6.2. Làm đất

Cuốc hố so le hình nanh sấu, kích thước hố trồng 30cm x 30cm x30cm;

Sau khi cuốc hố tiến hành bón lót 1 – 2 kg phân chuồng hoai và lân supe 0,03 kg/hố.

Lấp đất đầy hố hình mu rùa.

6.3. Phương thức và mật độ trồng

– Phương thức trồng: Trồng dưới tán rừng.

– Mật độ trồng 10.000 cây/ha,

– Khoảng cách trồng: Cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1m

6.4. Thời vụ trồng

Để cây con sinh trưởng tốt nhất là vụ xuân hoặc đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm và có thể trồng ở vụ thu: Có 2 vụ trồng trong năm.

– Vụ xuân trồng vào tháng 3 – 4.

– Vụ xuân hè trồng vào tháng 6 – 7.

6.5. Cách trồng

– Trồng vào ngày râm mát, tránh nắng nóng và gió mạnh.

– Đất trồng trong hố phải được tưới ẩm.

– Dùng cuốc moi hố có độ sâu khoảng 20 cm.

– Cây con gieo trong bầu nilon trước khi trồng phải xé bầu, tránh không làm vỡ bầu, vứt bỏ túi nilon.

– Cây được đặt thẳng đứng, nèn chặt đất quanh gốc, vun đất quanh gốc cây cao từ 3–5 cm.

6.6. Chăm sóc sau trồng

Mỗi năm cây được chăm sóc hai lần vào đầu và cuối mùa mưa.

Sau trồng 1 tháng kiểm tra tỷ lệ sống, chết và tranh thủ thời tiết thuận lợi để trồng dặm.

– Năm đầu: Chăm sóc lần đầu, phát thực bì, xới nhẹ và vun đất quanh gốc, đường kính 50–70 cm.

Lần chăm sóc thứ 2: Bón thúc thêm phân chuồng hoai từ 1 – 2 kg/cây và lượng đạm 0,02 kg/cây, Kalicrorua 0,016 kg/cây và phát quang dây leo cây bụi.

– Năm thứ 2 , 3: Kỹ thuật chăm sóc các năm sau tương tự như năm đầu.

Sau mỗi lần thu hái xới đất và bón phân.

Sau 2 – 3 năm hoặc khi cây cao 1 m, thu hái toàn bộ lá và cắt thân, để lại hai chồi trên thân, dưới vết cắt để kích thích cây mọc nhiều cành.

Liên tục cắt thân sẽ làm cho cây có nhiều thân, cành sẽ sản xuất ra nhiều lá.

6.7. Phòng trừ sâu bệnh: Trong tự nhiên lá khôi bị bệnh vàng lá và sâu ăn lá. Phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc Benlat 0,1% phun vào lá.

– Những năm tiếp theo tiếp tục chăm sóc như năm thứ 2 và năm 3, để đảm bảo được sản lượng.

  1. Thu hoạch bảo quản

7.1. Thu hoạch

Sau khi trồng 4 – 5 tháng có thể thu hái lứa đầu.

Chọn những lá già, bánh tẻ phía dưới ngọn hái bằng tay hoặc dùng kéo cắt sát cuống lá. Để lại các lá non phía trên.

Những năm sau có thể thu hái 2 – 3 lần.

7.2. Bảo quản

Lá hái về kẹp thành từng kẹp rồi cho vào lò sấy (như sấy thuốc lá) hoặc phới dưới ánh nắng mặt trời tới khi khô.

Đem xếp vào túi nilon để bảo quản và sử dụng./.

Lý Thị Tiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000825
Hôm nay : 74
Trong tháng : 1765
Trong năm : 8141
Tổng : 38755
Skip to content