Hội nghị sơ kết sản xuất nông, lâm nghiệp 6 tháng đầu năm 2022

Ngày 15/7/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn 6 tháng đầu năm 2022 tại Hội trường Nhà khách UBND tỉnh Bắc Kạn, do bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo, đại diện các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, đại diện phòng nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa, phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo tại Hội nghị.

Theo báo cáo, qua 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 6 tăng 3,69% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 2.687 tỷ đồng, theo giá so sánh năm 2010 đạt 1.622 tỷ đồng.

Tổng diện tích cây trồng vụ Đông Xuân năm 2021-2022 là 22.414 ha đạt 96% kế hoạch, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2021; Diện tích cây lương thực có hạt 17.190 ha đạt 100% kế hoạch, sản lượng lương thực có hạt ước đạt 86.646 tấn, trong đó 97 ha lúa chất lượng đã được liên kết tiêu thụ trong và ngoài tỉnh đạt 88% kế hoạch.

Tổng đàn đại gia súc 72.761 con đạt 84% kế hoạch; đàn lợn 246.915 con đạt 67% kế hoạch; gia cầm 2.658.804 con đạt 59% kế hoạch. Sản lượng thịt hơi các loại 10.269 tấn đạt 41% kế hoạch.

Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 1.271 ha đạt 91% kế hoạch, sản lượng ước đạt 1.234 tấn đạt 47% kế hoạch, ngoài ra còn có 57 lồng nuôi với thể tích khoảng 2.495 m3.

Công tác phát triển rừng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh trồng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng và nâng cao chất lượng rừng trồng: Diện tích trồng rừng mới 4.019 ha đạt 100,5% kế hoạch; trong đó trồng lại sau khai thác, người dân tự trồng mới là 2.902 ha, trồng phân tán 1.117 ha, diện tích rừng đã trồng đang trong chu kỳ chăm sóc trên địa bàn tỉnh từ năm 2019 – 2021 là 3.040 ha.

Ông Hà Sỹ Huân, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Kạn phát biểu tại Hội nghị.

Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn 6 tháng đầu năm, giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022; Dự thảo Báo cáo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Dự thảo các Bộ tiêu chí Xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022-2025.

Hội nghị đã dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến các dự thảo báo cáo, dự thảo các Bộ tiêu chí Xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022-2025, đồng thời đề xuất nhiều ý kiến, các giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, kiến nghị nhằm giúp ngành Nông nghiệp của tỉnh phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Thị Minh Hoa đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác sản xuất nông, lâm nghiệp 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn như tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, giá một số vật tư nông nghiệp tăng cao đặc biệt là giá phân bón, con giống, thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp… song với sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan chuyên môn, các địa phương trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả khả quan như tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3,69%, diện tích gieo trồng cơ bản đạt kế hoạch, diện tích trồng rừng vượt kế hoạch…Để đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, trong 6 tháng cuối năm yêu cầu các Sở, ngành, địa phương bám sát các kế hoạch, phương án, các văn bản chỉ đạo sản xuất đã ban hành, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

Giao các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện quan tâm chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cây dong riềng và chế biến miến dong theo nội dung chỉ đạo tại Thông báo số 207/TB-UBND ngày 20/6/2022 của UBND tỉnh.

 Về quản lý bảo vệ rừng: Trong 6 tháng đầu năm 2022, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp tăng so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu là vi phạm về phá rừng tự nhiên sản xuất chiếm khoảng 75% so với tổng số các vụ vi phạm. Nguyên nhân chính do đời sống người dân gần rừng còn nhiều khó khăn nên đã xâm hại đến rừng tự nhiên sản xuất có trữ lượng, chất lượng rừng thấp để lấy lâm sản và lấy đất sản xuất. Để khắc phục tồn tại nêu trên, giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc phối hợp với các địa phương xây dựng hệ thống các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và hướng dẫn thực hiện việc phát triển sinh kế cho người dân đối với diện tích là rừng tự nhiên sản xuất, phòng hộ, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.

Về chăn nuôi: Hiện nay, trên thị trường giá lợn hơi đang tăng mạnh, điều này sẽ thúc đẩy các hộ dân tăng đàn, dẫn đến tiềm ẩn tăng nguy cơ bùng phát bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Để đảm bảo hiệu quả tăng đàn lợn, giảm thấp nhất thiệt hại do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi gây ra yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, định hướng phát triển đàn lợn phù hợp với kế hoạch số 777/KH-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh, phát triển đàn lợn địa phương ở quy mô hộ gia đình nhằm phát huy lợi thế của địa phương; tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi đặc biệt là sử dụng thức ăn từ nguyên liệu là các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương, hạn chế thấp nhất việc phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp và thực hiện tốt công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương xây dựng hệ thống giải pháp kỹ thuật chăn nuôi, sớm triển khai, hướng dẫn tới các địa phương.

Về phát triển thủy sản: Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá tiềm năng khai thác diện tích nước mặt trên địa bàn tỉnh (hệ thống hồ thủy lợi, thủy điện), đánh giá khả năng phát triển, đề xuất các giải pháp phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương tham mưu ban hành phương án sản xuất vụ Đông. UBND các huyện, thành phố chủ động chỉ đạo thực hiện ngay khi Phương án sản xuất vụ Đông được ban hành; linh hoạt trong chỉ đạo sản xuất phù hợp với thế mạnh địa phương, khả năng liên kết tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp./.

Quỳnh Thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000823
Hôm nay : 41
Trong tháng : 1527
Trong năm : 7903
Tổng : 38517
Skip to content