Bắc Kạn quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thời gian qua, Bắc Kạn đã có nhiều cơ chế, chính sách cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đây cũng là mục tiêu hướng đến trong giai đoạn tiếp theo.

Cây sả chanh của HTX Hương Ngàn được chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Trong giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó có khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND ngày 17/4/2019 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trong đó có nông nghiệp hữu cơ; UBND tỉnh có Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày 04/6/2020 về ban hành quy định nội dung, mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đang xây dựng Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trong đó có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh, dự kiến chính sách sẽ trình thông qua tại Kỳ họp HĐND tỉnh vào tháng 4/2022.

Thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tình hình thực tế của địa phương, Bắc Kạn đã đề xuất, xem xét, lựa chọn, triển khai thực hiện 3 mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh, gồm: Mô hình sản xuất lúa Jjaponica hữu cơ với quy mô 30 ha tại huyện Chợ Đồn; Mô hình sản xuất Mơ hữu cơ với quy mô 20 ha tại huyện Chợ Mới; Mô hình sản xuất chè hữu cơ với quy mô 20 ha tại huyện Chợ Mới.

Tỉnh cũng quan tâm, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt huy động và xã hội hóa nguồn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 3 hợp tác xã tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, gồm Hợp tác xã Hương Ngàn, Hợp tác Hợp Phát và Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lạo.

Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của toàn tỉnh là 19,66 ha. Các sản phẩm đã được chứng nhận hữu cơ gồm chè shan tuyết, cây sả chanh và hạt dẻ. Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đang tiếp tục đầu tư phát triển và chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm nông sản lợi thế trên địa bàn như các loại gạo (Bao thai, Khẩu Nua Lếch, Japonica) và các sản phẩm khác như nghệ, dong riềng, mơ.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ mang đến sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng là mục tiêu hướng đến của Bắc Kạn. Trong Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, Bắc Kạn phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1% tổng diện tích trồng trọt đối với các cây trồng chủ lực của tỉnh, trong đó xác định vùng cây trồng có lợi thế thực hiện sản xuất hữu cơ như lúa, nghệ, dong riềng, chè Shan tuyết, hồng không hạt, mơ, hồi ,quế, dược liệu. Phấn đấu tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 0,5% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh, tập trung thực hiện đối với chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), chăn nuôi lợn bản địa. Tổ chức từ 15 đến 20 lớp đào tạo, tập huấn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao trình độ của cán bộ quản lý các cấp và quản trị các hợp tác xã nông nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh trong giai đoạn, đồng thời nâng cao nhận thức của người sản xuất về sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Thực hiện 5 – 10 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, làm cơ sở bổ sung, xây dựng, ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất áp dụng trên địa bàn tỉnh trên cơ sở các quy chuẩn quốc gia về sản xuất hữu cơ.

Định hướng đến năm 2030, diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1,5% diện tích đất trồng trọt đối với các cây trồng chủ lực của tỉnh như lúa, cây ăn quả (mơ, hồng không hạt), dong riềng, chè, nghệ, hồi, quế, dược liệu… Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1 – 1,5% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh; 80% sản phẩm OCOP liên quan đến trồng trọt đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ. Tổ chức các chuỗi sản xuất liên kết theo tiêu chuẩn hữu cơ./.

Theo backan.gov.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Rầy nâu, rầy lưng trắng (Bọ rầy) là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, cả trưởng thành và...

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật

Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên điện thoại di động cho nông dân cung cấp danh mục thuốc BVTV...

Phòng trừ bệnh sương mai, héo xanh hại cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh (bí xanh thơm Ba Bể, bí xanh dài, bí đao..) đang giai đoạn phát triển thân lá, leo giàn. Thời...

Chăm sóc cây ngô giai đoạn trồng đến 4 lá

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 8.318 ha cây ngô, hiện nay, cây ngô đang giai đoạn trồng đến...

Chăm sóc cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2024, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch cấy 8.369ha lúa, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh....

Bài viết mới

LƯỢT TRUY CẬP

000827
Hôm nay : 58
Trong tháng : 1910
Trong năm : 8286
Tổng : 38900
Skip to content